Tiền Giang: Bắt rắn có tên trong danh mục Sách đỏ đẻ lấy trứng xuất khẩu, anh nông dân làm giàu

Trần Đáng Thứ năm, ngày 09/09/2021 19:04 PM (GMT+7)
Với việc nuôi rắn hổ hèo (một loại rắn có tên trong danh mục Sách đỏ Việt Nam) lấy trứng xuất khẩu, anh Chín Hà (Trần Ngọc Hà, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) không chỉ làm giàu mà còn bảo vệ nguồn gen động vật quý hiếm.
Bình luận 0

Hiện, anh Chín Hà đang có 70 con rắn hổ hèo (hổ vện) mẹ đang trong giai đoạn sinh sản.

Tiền Giang: Bắt rắn trong Sách đỏ đẻ lấy trứng xuất khẩu, anh nông dân làm giàu - Ảnh 1.

Anh Trần Ngọc Hà (xã Tân Hội Đông, Châu Thành, Tiền Giang) và con rắn hổ hèo cái đang phối giống. Ảnh Trần Đáng.

Lấy trứng rắn hổ hèo xuất khẩu

Nhiều năm nay, trong khi nông dân "Thủ phủ trái cây" Tiền Giang lo xuất khẩu trái cây, thì anh Chín Hà lo xuất khẩu trứng rắn hổ hèo sang Trung Quốc.

Hiện, tình hình dịch Covid-19 bùng phát làm tắc nghẽn đầu ra xuất khẩu trứng hổ hèo, trong khi rắn hổ hèo đang vào vụ sinh sản.

Không xuất khẩu trứng rắn hổ hèo được, anh Chín Hà xoay về thị trường nội địa.

Theo anh Chín Hà, anh vừa bán 500 trứng rắn hổ hèo với giá 80.000 đồng/trứng. Hiện, anh đang còn 400 trứng chưa bán được.

Anh Chín Hà cho biết, việc dịch Covid-19 bùng phát, giãn cách xã hội được áp dụng đã làm ảnh hưởng đến giá trứng rắn hổ hèo.

"Ở trong nước, tiêu thụ trứng rắn hổ hèo rất ít. Những người mua trứng hổ hèo là các trại ấp. Lâu nay, thị trường trứng hổ hèo của tôi chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc", anh Chín Hà chia sẻ.

Anh Chín Hà cho biết, trứng rắn chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với giá rất tốt.

Cũng theo anh Chín Hà, hiện trứng không xuất được, anh lấy trứng rắn cho ấp chờ qua dịch có giá tốt bán rắn giống.

Tiền Giang: Bắt rắn trong Sách đỏ đẻ lấy trứng xuất khẩu, anh nông dân làm giàu - Ảnh 2.

Rắn hổ hèo bố mẹ đang được cho phối giống trong chuồng. Ảnh: Trần Đáng.

"Đâu có gì phải lo. Nuôi rắn luôn chủ động đầu ra, không như nuôi gia cầm, gia súc", anh Chín Hà khẳng định.

Dễ như ấp trứng rắn hổ hèo

Hiện, trong trại rắn hổ hèo sinh sản, anh Chín Hà xây nhiều chuồng nuôi phối giống rắn hổ hèo.

Mỗi chuồng có kích thước 1m x 1,5m, anh cho khoảng 10 con rắn mẹ và 3 con đực vào phối giống.

Ngoài loại chuồng sinh sản này, anh Chín Hà còn xây hàng trăm hộc nhỏ cho rắn đẻ và nuôi thương phẩm.

Theo anh Chín Hà, rắn hổ hèo con nuôi 8 – 12 tháng là bắt đầu sinh sản.

Nếu muốn cho rắn hổ hèo sinh sản, phải lựa rắn bố, mẹ khỏe mạnh, tránh trùng huyết.

Có thể cho rắn hổ hèo phối giống theo cặp hoặc tập trung. Nếu cho sinh sản tập trung thì 10 con rắn hổ hèo cái cho phối với 3, 4 con đực.

Thời gian rắn phối giống khoảng 30 - 35 ngày. Khi rắn mẹ được phối giống, người nuôi bắt ra cho vào ổ riêng để đẻ trứng.

Rắn mẹ đẻ trứng xong, người nuôi lấy trứng ra cho ấp nhân tạo.

Tiền Giang: Bắt rắn trong Sách đỏ đẻ lấy trứng xuất khẩu, anh nông dân làm giàu - Ảnh 4.

Trứng rắn hổ hèo đang được chuẩn bị cho ấp. Ảnh: Trần Đáng.

"Trước khi ấp trứng rắn, phải rọi đèn lựa trứng có trống, như với trứng gà", anh Chín Hà cho biết.

Hiện, anh Chín Hà cho ấp trứng rắn hổ hèo trong thùng xốp. Thùng xốp được lót cát ẩm dày khoảng 15cm dưới đáy trước khi cho trứng rắn vào.

Làm xong các khâu này, người nuôi rắn chỉ cần đậy nắp thùng xốp để chỗ tránh gió. Khoảng 70 -75 ngày sau, rắn con sẽ tự chui ra khỏi vỏ trứng.

 "Bằng cách ấp trứng rắn hổ hèo thủ công kiểu này, điều quan trọng nhất là giữ ẩm cho cát. Trứng rắn hổ hèo sẽ nở đạt tỷ lệ 100% nếu cát luôn giữa độ ẩm", anh Chín Hà chia sẻ.

Theo anh Chín Hà, mỗi con rắn hổ hèo mẹ đẻ 2 lần/năm vào tháng 3 và cuối năm âm lịch.

Một ổ trứng rắn hổ hèo có 10 – 20 trứng, tùy theo rắn mẹ tơ hay đã đẻ nhiều lứa.

Hiện, ngoài bán trứng, anh Chín Hà còn bán giống và rắn hổ hèo thương phẩm. Doanh thu mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.

Anh Chín Hà chia sẻ, rắn hổ hèo không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn là nguồn thuốc quý.

Hiện, trại chăn nuôi rắn hổ hèo của anh Chín Hà được kiểm lâm cấp giấy chăn nuôi động vật hoang dã.

Tiền Giang: Bắt rắn trong Sách đỏ đẻ lấy trứng xuất khẩu, anh nông dân làm giàu - Ảnh 5.

Ngoài quá trình nuôi sinh sản, anh Chín Hà còn nuôi rắn thổ hèo thương phẩm. Ảnh: Trần Đáng.

Theo anh Chín Hà, hiện ở miền Tây Năm bộ, rắn hổ hèo trong thiên nhiên giờ rất hiếm. 

Nên việc anh nuôi rắn hổ hèo, ngoài lợi nhuận kinh tế, còn góp phần bảo tồn nguồn gen rắn hổ hèo quý hiếm.

Rắn ráo trâu thuộc loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, là loài rắn nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tên gọi của nó tùy vào nơi nó sống. Ở miền Đông Nam bộ của Việt Nam người dân gọi nó là rắn Long Thừa; miền Tây Nam bộ gọi là Hổ Hèo; miền Trung gọi là ráo trâu và miền Bắc là hổ trâu...

Rắn hổ hèo hay còn gọi là rắn hổ vện không có nọc độc, dễ nuôi, mau lớn, mắn đẻ, đẻ sai...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem