Tiêu thụ nông sản miền núi: Đầu vào hanh thông, đầu ra bịt kín

Lê San Thứ tư, ngày 30/07/2014 14:35 PM (GMT+7)
Ở các vùng dân tộc, miền núi, hướng thoát nghèo cho bà con dân tộc thiểu số (DTTS) chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, vai trò của chính quyền trong việc định hướng giúp người dân sản xuất theo hướng hàng hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm còn rất mờ nhạt.
Bình luận 0

Nông dân bị ép giá

Theo ông Lệnh Thế Hội - Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, ngô là cây chủ lực để phát triển sản xuất, giúp đồng bào ổn định nguồn lương thực và vươn lên thoát nghèo của huyện. Do vậy, hằng năm, kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ trung ương, huyện Quản Bạ đã dành khoảng hơn 4 tỷ đồng để mua giống ngô lai và hơn 4 tỷ đồng mua phân bón hỗ trợ cho bà con.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, năng suất ngô có thể đạt được 12 tấn/ha nhưng lợi nhuận thu về lại không được như mong muốn. Bởi lẽ, việc trồng ngô của bà con là đại trà, trên diện rộng nhưng việc tiêu thụ sản phẩm lại để mặc cho thương lái đến thu mua nên bà con thường xuyên bị ép giá. “Từ trước tới nay bà con đều tự thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, huyện đang tính đến phương án tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp của bà con, không riêng gì cây ngô” - ông Hội cho hay.

Tương tự, tại xã Hang Kia, huyện Mai Châu (Hòa Bình), khi chúng tôi tới tìm hiểu về công tác xóa đói giảm nghèo mới thấy công việc này còn nhiều gian nan. Bởi lẽ, ngay việc xác định trồng cây gì, nuôi con gì để giúp đồng bào phát triển kinh tế đã là vấn đề nan giải chứ chưa cần đề cập tới việc hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho bà con. Những năm trước, người dân nơi đây đã từng được hướng dẫn trồng đào, trồng mận thương phẩm. Tuy nhiên, trồng được nhưng không bán được, đã có lúc người dân chặt cả cây đem lên trụ sở ủy ban xã, xuống cả huyện... bắt đền cán bộ.

Doanh nghiệp chẳng mặn mà



Bà Nguyễn Thị Tâm
  Điều đáng buồn là hiện nay các doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực nông nghiệp vẫn bị đánh đồng với các doanh nghiệp lĩnh vực khác như xây dựng, du lịch… vốn dĩ mạnh về tài chính. Đây là thiệt thòi rất lớn cho chúng tôi 

Ông Hà Công Xoan - Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mai Châu (Hoà Bình) cho biết: Cả huyện chỉ có duy nhất doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ người dân bao tiêu sản phẩm. Đó là Công ty Phương Huyền đầu tư sản xuất và chế biến chè shan tuyết. Vừa sản xuất, vừa chuyển giao kỹ thuật, công ty này đã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc chè shan tuyết cho bà con. Mỗi năm, Công ty Phương Huyền tiêu thụ gần 200 tấn búp chè tươi, với giá thu mua 4.000 – 6.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh tổng thể về việc kết nối thị trường tiêu thụ vùng đồng bào DTTS với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bởi lẽ, số lượng doanh nghiệp tư nhân tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp dường như chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Bà Nguyễn Thị Tâm- Giám đốc Công ty Phương Huyền chia sẻ: “Trước đây, trên địa bàn huyện Mai Châu cũng có tới năm, bảy doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh sản xuất nông lâm nghiệp. Nhưng bây giờ, họ rút hết, chỉ còn lại mình tôi. Nói như vậy để thấy rằng, hoạt động trong lĩnh vực này rất vất vả vì công sức bỏ ra lại lớn nhưng thu hồi vốn chậm, lợi nhuận ít”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem