Cụ thể, ngày 27/2, Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm OCOP năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và trao giấy chứng nhận sản phẩm Ocop năm 2022.
Năm 2022, toàn tỉnh Ninh Bình có 8 huyện, thành phố có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 47 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.
Trong đó, 29 sản phẩm đạt 4 sao, 18 sản phẩm đạt 3 sao. Nhóm thực phẩm có 29 sản phẩm; nhóm thảo dược có 12 sản phẩm; nhóm đồ uống có 1 sản phẩm; nhóm thủ công, mỹ nghệ, trang trí có 3 sản phẩm; nhóm dịch vụ du lịch, truyền thống, lễ hội có 2 sản phẩm.
Công tác đánh giá các sản phẩm Ocop được tỉnh Ninh Bình triển khai minh bạch, công tâm và theo đúng quy định của bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Ocop và các văn bản hiện hành.
Tính từ năm 2018 đến nay, tỉnh Ninh Bình có 101 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP, trong đó có 68 sản phẩm hạng 4 sao, 33 sản phẩm hạng 3 sao (trong đó có 6 sản phẩm đạt trên 90 điểm).
Bên cạnh đó, trọng tâm năm 2023, tỉnh Ninh Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn Chương trình Ocop, sản phẩm Ocop đến người dân, chủ thể đăng ký.
Đồng thời, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa và công nhận thêm các sản phẩm đạt hạng 3 sao, 4 sao cấp tỉnh Ninh Bình; hỗ trợ nâng hạng sao cho các sản phẩm đã được công nhận giai đoạn 2019-2021.
Ngoài ra, củng cố hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ sản xuất với hợp tác xã, doanh nghiệp. Tổ chức tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã trao chứng nhận cho 33 chủ thể với 47 sản phẩm được công nhận sản phẩm Ocop.
Chương trình Ocop "mỗi xã một sản phẩm" đặt mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và tổ chức sản xuất". trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.
Về sản phẩm, chương trình đặt ra mục tiêu mỗi xã có tối thiểu một sản phẩm đạt chuẩn Ocop, không giới hạn số sản phẩm Ocop của một xã.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.