Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Về hưu cũng không cho qua”

Hải Phong Thứ hai, ngày 24/11/2014 10:24 AM (GMT+7)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng – khẳng định: “Dù đã về hưu vẫn phải làm, vẫn phải kiểm điểm tại cơ quan thanh tra. Thái độ của chúng ta là không buông, không nhân nhượng, không cho qua, nguyên tắc là đúng người, đúng tội, không oan sai, không bỏ lọt...”.
Bình luận 0

Đó là khẳng định của Tổng Bí thư khi được cử tri chia sẻ về nỗi lo tiêu cực ngay trong lực lượng phòng chống tham nhũng, mà điển hình là dư luận xung quanh khối tài sản kếch xù của nguyên Tổng TTCP Trần Văn Truyền, 

Và với kết luận rõ ràng, minh bạch của Ủy ban Kiểm tra T.Ư được ban hành vài ngày trước về nguồn gốc những khối tài sản của ông Truyền, rõ ràng thông điệp của Tổng Bí thư đã không chỉ dừng ở lời nói. Và chỉ riêng việc thông điệp mà người đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng đưa ra - “về hưu cũng không cho qua”- cho thấy bước tiến quan trọng, cách nhìn cởi mở, tiến bộ trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Quan điểm
img
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 
 Dù đã về hưu vẫn phải làm, vẫn phải kiểm điểm tại cơ quan thanh tra. Thái độ của chúng ta là không buông, không nhân nhượng, không cho qua, nguyên tắc là đúng người, đúng tội, không oan sai, không bỏ lọt...   

 

Trong suốt một thời gian dài cho tới trước khi xảy ra vụ việc của ông Trần Văn Truyền, có thể khẳng định rất nhiều chuyến “hạ cánh an toàn” đã diễn ra êm đẹp ở nhiều ngành, địa phương và các cấp khác nhau. Ở vụ việc của ông Truyền, lời “về hưu cũng không cho qua” của Tổng Bí thư đã thành hiện thực, nhưng e rằng đang và vẫn sẽ còn nhiều cuộc “hạ cánh an toàn” nữa một khi những lỗ hổng pháp lý vẫn tồn tại, như thừa nhận của đương kim Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh: “Pháp luật hiện hành không có quy định nào bắt cán bộ đã về hưu phải kê khai tài sản thu nhập”.

Trước khi hệ thống pháp luật được hoàn thiện – mà điều này vô cùng khó khăn vì cuộc sống luôn vận động không ngừng – không có cách nào khác là phải nâng cao trách nhiệm, sự giám sát các cấp từ T.Ư đến địa phương, đặc biệt là coi trọng sự giám sát của nhân dân qua kênh báo chí.

Trong vụ việc của ông Truyền, rõ ràng với vị trí đầy quyền lực của một người đứng đầu ngành thanh tra, ông này đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự nể nang, né tránh, thậm chí không chừng cả sự “trả ơn” từ nhiều đơn vị để làm trái quy định của Nhà nước. Nói như nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Vũ Quốc Hùng: “Qua vụ việc này, lãnh đạo các tỉnh, thành phố có liên quan phải rút kinh nghiệm, phải lau chùi “vũ khí” phê bình, tự phê bình hiện đang bị han gỉ. Ngoài việc không được nể nang, né tránh, còn phải khuyến khích sự giám sát của nhân dân, báo chí”...

Nếu được vậy, có thể hạn chế phần nào những “ông Truyền” trong tương lai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem