Trại nuôi lươn không bùn trên cạn lớn nhất tỉnh Bạc Liêu có gì độc đáo mà tấp nập người tìm đến xem?

Minh Thùy (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu) Thứ sáu, ngày 11/09/2020 19:05 PM (GMT+7)
Ông Lê Văn Hột, nông dân ngụ tại ấp Xóm Lớn A, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu) đã mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng để nuôi lươn không bùn trên cạn theo hình thức công nghiệp. Đây là mô hình nuôi lươn không bùn trong trong bể Composite có quy mô, số lượng, sản lượng lớn nhất tỉnh Bạc Liêu.
Bình luận 0

Ngày 21/5/2020, đoàn công tác Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang do bà Võ Thị Thanh Vân (Phó Giám đốc Sở) làm Trưởng đoàn đến tham quan mô hình nuôi lươn không bùn trong bể Composite tại nhà ông Lê Văn Hột, tại ấp Xóm Lớn A, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu

Trại nuôi lươn không bùn trên cạn lớn nhất tỉnh Bạc Liêu có gì độc đáo mà tấp nập người tìm đến xem? - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi tham quan mô hình nuôi lươn không bùn trên cạn trong bể Composite tại gia đình ông Lê Văn Hột, tại ấp Xóm Lớn A, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Minh Thùy

 Tại đây, đoàn được ông Hột hướng dẫn tham quan khu nuôi lươn không bùn trên cạn của gia đình. Ông Hột đầu đầu tư lắp 50 bể bằng Composite, diện tích mỗi bể 4 m2, số lượng lươn giống thả 2.000 con/bể với cỡ giống 1.000 con/kg.

Sau thời gian nuôi lươn không bùn khoảng 10-11 tháng lươn đạt trọng lượng 4-5 con/kg thì tiến hành thu hoạch, xuất bán. 

Ông Lê Văn Hột, ấp Xóm Lớn A, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu cho biết thêm, vụ nuôi lươn không bùn vừa qua gia đình ông thu hoạch được 10 tấn lươn thịt với giá từ 190.000 -200.000 đồng/kg.

Theo tính toán, giá thành sản xuất ra 1 kg lươn thịt khoảng 70.000 đồng, tỷ lệ lươn sống 90%. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận từ nuôi lươn không bùn trên cạn trong bể Composite của gia đình ông Hột từ 120.000 -130.000 đồng/kg. 

Trao đổi kỹ thuật nuôi lươn không bùn với đoàn tham quan, ông Hột chia sẻ: Nuôi lươn không bùn trong bể Composite không khó, rất nhẹ công chăm sóc. Quan trọng là mua được lươn giống tốt và phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn lươn để điều chỉnh lượng thức ăn, thay nước hợp lý.

Trại nuôi lươn không bùn trên cạn lớn nhất tỉnh Bạc Liêu có gì độc đáo mà tấp nập người tìm đến xem? - Ảnh 3.

Mô hình nuôi lươn của gia đình ông Lê Văn Hột, ấp Xóm Lớn A, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu - Ảnh: Minh Thùy

Theo ông Hột, trong tháng đầu cho lươn ăn trùn quế trộn với thức ăn viên cở nhỏ, sau đó choăn hoàn toàn bằng thức ăn viên, trộn thêm trùng quế, men tiêu hóa, vitamin, kích cỡ thức ăn theo từng giai đoạn, theo cỡ miệng của lươn. 

Nguồn nước nuôi lươn không bùn sử dụnghoàn toàn bằng nước giếng khoan, mỗi ngày thay nước 2-3 lần, sau khi cho lươn ăn, để nước hồ lươn luôn được sạch. Thường xuyên phân loại lươn để hạn chế hao hụt, tỷ lệ lươn sống đạt trên 90% nếu chăm sóc tốt. 

Tuy nhiên, theo ông Hột khó khăn hiện nay là nguồn lươn giống khan hiếm, giá lươn giống cao, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu người nuôi lươn không bùn.

Qua trao đổi với bà Võ Thị Thanh Vân, đại diện đoàn tham quan, bà cho biết tại An Giang phong trào nuôi lươn phát triển mạnh, đặc biệt là sản xuất lươn giống nhân tạo, góp phần thu nhập đáng kể cho nông dân trong lúc nông nhàn. 

Tuy nhiên việc nuôi lươn không bùn trên cạn trong bể Composite với mật độ, năng suất cao như nhà ông Hột là rất ít. Theo bà Vân, nuôi lươn không bùn trên cạn trong bể Composite với mật độ cao là một hướng đi mới cho phong trào nuôi lươn tại tỉnh An Giang.

Nuôi lươn không bùn trên cạn trong bể Composite với mật độ cạo còn tạo ra hướng phát triển ổn định, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi, hạn chế thấp nhất rủi ro trong sản xuất, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu. 

Tuy nhiên, trong thời gian tới, để mô hình lươn không bùn phát triển ổn định và bền vững, theo bà Vân cần thành lập các Tổ hợp tác nuôi lươn, Hợp tác xã nuôi lươn để tạo liên kết từ đầu vào đến đầu ra cho lươn thịt, lươn giống, hạn chế tình trạng thương lái ép giá khi sản lượng lươn nuôi lớn

Việc thành lập Tổ hợp tác nuôi lươn, Hợp tác xã nuôi lươn còn góp phần hạn chế rủi ro trong sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất và chia sẻ kinh nghiệm nuôi lươn giữa các hộ nuôi.

Kết thúc buổi tham quan, bà Võ Thị Thanh Vân thay mặt đoàn cảm ơn Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu và ông Hột đã tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn tham quan có cơ hội tham quan, học hỏi mô hình nuôi lươn không bùn rất bổ ích tại tỉnh Bạc Liêu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem