Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Phạm Văn Thiện - Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Căn cứ Quyết định số 7317-QĐ/HNDTW ngày 23/8/2023 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phê duyệt Kế hoạch và Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Dự án "Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm của Hội Nông dân tham gia phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2023, Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã giao cho Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk triển khai tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cho các hộ tham gia mô hình về phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình.
"Mục tiêu dự án nhằm giúp cán bộ, hội viên nông dân nâng cao ý thức và thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, tham gia thu gom, vận chuyển rác thải đến điểm lưu giữ và sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tại hộ gia đình, qua đó làm môi trường nông thôn trong sạch, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới"- ông Phạm Văn Thiện nhấn mạnh.
Để đạt được mục tiêu của dự án, từ ngày 25-28/11, tại xã Ea Knốp, huyện Ea Kar, Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức 4 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình. Tham gia các lớp tập huấn có 600 hội viên nông dân trên địa bàn huyện Ea Kar (Mỗi lớp có 150 học viên nông dân).
Tham gia lớp các tập huấn, các học viên được báo cáo viên của Trung tâm môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ truyền đạt những kiến thức về thực trạng về tình trạng rác thải ở nông thôn (sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến…) nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng. Các giải pháp phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn.
Đặc biệt, tại lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn kỹ thuật về phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình. Vai trò, trách nhiệm của cán bộ và hội viên nông dân trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn. Hướng dẫn thành lập các tổ thu gom rác, quy chế hoạt động và thu chi tài chính.
Việc xây dựng mô hình điểm và tổ chức lớp tập huấn đã giúp các hội viên nông dân trên địa bàn huyện Ea Kar nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung được nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động bà con nông dân tích cực thu gom và xử lý rác thải; nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.
Được biết, tham gia mô hình các hộ nông dân được hỗ trợ 600 thùng ủ rác hữu cơ loại 120 lít, 55 thùng rác loại 240 lít, 10 xe gom rác và 1.200 gói chế phẩm vi sinh để xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón.
Với những kiến thức và kỹ năng truyền thông được trang bị tại lớp tập huấn, các cán bộ, hội viên nông dân của tỉnh Đắk Lắk sẽ có những đóng góp tích cực vào việc thay đổi nhận thức và hành động của người dân trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp; nâng cao chất lượng cuộc sống và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng dân cư nông thôn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.