Đó là chia sẻ của triệu phú trồng cam Lưu Đình Cát - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất cam VietGAP thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình, Hà Giang).
Phân bón được nông dân tin dùng
Là một trong những hộ tiên phong trồng cam sành ở xã Hương Sơn, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, vườn cam của gia đình ông Cát luôn đạt năng suất cao trên 30 tấn/ha. Với diện tích 1ha cam, thu nhập của gia đình ông đạt hơn 300 triệu đồng/năm, trừ hết chi phí thu lãi khoảng 200 triệu đồng/năm.
Ông Cát cho biết, mỗi vụ, gia đình ông sử dụng khoảng 6 tấn phân NPK của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao - sản phẩm dễ nhận diện với hình ba lá cọ xanh trên bao bì.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm trồng cam sành, ông Cát nói vanh vách cách thức bón phân cho cam: “Để đồi cam cho quả sai trĩu, có chất lượng ngon ngọt, việc chăm sóc, bón phân rất quan trọng, người trồng cần bón phân từ 3-4 lần/năm. Cụ thể, đối với đồi cam 12 tuổi như của gia đình tôi, trước lúc cây ra hoa khoảng 4 tuần, bón mỗi gốc từ 1,5 – 2kg phân Lâm Thao loại NPK-S*M1 5.10.3-8.
Từ trồng cam sành, gia đình ôngNgô Quang Tuấn (thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo, Bắc Quang, Hà Giang) có thu nhập ổn định. ảnh: Thu Hà
Tham gia các lớp tập huấn do Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao Phân, tôi biết thêm kỹ thuật bón phân “4 đúng” cho năng suất và hiệu quả cao”.
Chị Vũ Thị Hiền
|
Tiếp đó, sau khi cây đậu quả và phát triển, bón từ 1 – 2 đợt phân, mỗi đợt bón khoảng 1,5kg/gốc loại phân NPK-S*M1 12.5.10-14. Một tháng trước thu hoạch bón tiếp cho mỗi gốc với lượng tương tự. Trong giai đoạn nuôi quả, bà con cần bón NPK-S*M1 12.5.10-14, vì loại phân này có hàm lượng đạm cao giúp phát triển thân lá, ngoài ra còn có hàm lượng kali cao giúp tăng hàm lượng đường”.
Gia đình chị Vũ Thị Hiền, anh Ngô Quang Tuấn ở thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang, Hà Giang) cũng là một trong những hộ “lên đời” nhờ trồng cam. Với 10ha cam sành đang cho thu hoạch, mỗi năm anh chị thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Từ cây cam mà anh chị đã xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang, sắm sửa đầy đủ vật dụng tiện nghi sinh hoạt.
Chị Hiền cho biết: “Mặc dù cho thu nhập cao nhưng trồng cam khá vất vả, đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và kỹ thuật cao. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm tôi rất lúng túng, ví dụ như việc bón phân đúng thời điểm, liều lượng, rồi bón phân gì cho cây tươi tốt? Tham gia các lớp tập huấn do Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, tôi biết thêm kỹ thuật bón phân “4 đúng” cho năng suất và hiệu quả cao” - chị Hiền thổ lộ.
Ông Nguyễn Văn Phú – Chủ tịch Hội ND xã Vĩnh Hảo cho biết: “Vĩnh Hảo có lợi thế là đất đai màu mỡ, khí hậu thích hợp để phát triển các loại cây có múi như cam, quýt. Để hỗ trợ nông dân trồng cam hiệu quả, Hội ND hướng dẫn bà con vay các nguồn vốn ưu đãi như Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân… Đồng thời, Hội ND cũng tích cực phối hợp với các doanh nghiệp như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện cung ứng phân bón trả chậm, tập huấn KHKT với các chương trình “Hỏi đáp trên đồng” hướng dẫn người trồng cam sử dụng phân bón hiệu quả”.
“Hiện nay, toàn xã đã có 445ha cam sành đang cho thu hoạch. Từ những lợi ích thiết thực mang lại, cây cam sành đã mang lại hiệu quả cao” - ông Phú cho hay.
Kỹ thuật bón phân “4 đúng”
Kỹ sư Phạm Đức Thành – Phó trưởng Phòng Kinh doanh Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: “Hiện nay, cam đang giai đoạn ra hoa và nuôi trái non. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng, bà con cần tập trung chăm sóc cho cam phát triển tốt, để cam đậu trái tốt và không bị rụng trái non hàng loạt. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong thâm canh cây cam để phát huy tiềm năng giống và chất lượng sản phẩm là sử dụng phân bón hợp lý. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, việc bón phân không đúng cách sẽ làm cho cây phát triển không như ý muốn, năng suất, chất lượng thấp, phát sinh dịch bệnh”.
Theo kỹ sư Phạm Đức Thành, chăm sóc cam giai đoạn nuôi quả gồm 4 vấn đề quan trọng sau:
+ Cắt tỉa tạo tán: Cắt tỉa bớt cành để làm thoáng cây, tạo tán đón ánh nắng, tăng khả năng quang hợp cho cây. Sử dụng dao kéo cắt tỉa chuyên dụng, cắt theo hình chữ Y (khai tâm) để ánh nắng lọt được vào sâu bên trong tán. Khống chế tán chiều cao 3 - 3,5m so với mặt đất. Cắt bỏ cành khô, kém dinh dưỡng. Cây ít tuổi dùng động tác vít để cây thông thoáng.
+ Làm cỏ, bón phân: Làm sạch cỏ gốc, tuyệt đối không phun thuốc trừ cỏ trong giai đoạn này.
+ Tưới, tiêu nước: Cây cam thuộc giống cây có múi, đặc tính của giống này vừa cần nước nhưng cũng rất sợ nước. Cần nước ở giai đoạn ra hoa đậu quả vào mùa khô từ tết âm lịch cho đến mùa mưa. Sợ nước giai đoạn ra lộc đông vào mùa mưa và mùa đông.
Cũng theo kỹ sư Thành, thì để cây cam đạt năng suất cao nhất bà con cần chú ý cung cấp cho cây đầy đủ phân bón, đảm bảo chất dinh dưỡng theo nguyên tắc 4 đúng. Cụ thể:
+ Đúng chủng loại: Thời gian này là giai đoạn nuôi quả, bà con cần bón NPK-S*M1 12.5.10-14, vì hàm lượng đạm cao giúp phát triển thân lá, hàm lượng kali cao giúp tăng hàm lượng đường và mẫu mã quả đẹp.
+ Đúng liều lượng: Liều lượng thích hợp từ 1 - 1,5kg/cây, không được bón thừa tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường, cũng không nên bón thiếu để cây đạt được năng suất cao nhất.
+ Đúng thời điểm: Bón khi đất đủ ẩm, không nên bón vào lúc trời nắng tránh bốc hơi, trời mưa tránh rửa trôi.
+ Đúng phương pháp: Bà con xới qua đất xung quanh tán với độ sâu từ 5 - 7cm tránh tổn thương bộ rễ, rải phân theo chiều thẳng tán xuống (hình vành khăn). /.
Cách phòng trừ một số loại bệnh hại phổ biến ở cây cam
Bệnh vàng lá, thối rễ (Greening):
Hiện tượng: Lá bị vàng phần lá non mới ra, lá dưới vẫn xanh. Trong giai đoạn đầu đào rễ lên trượt hết vỏ rễ; giai đoạn sau rễ bị thối, còn rất ít rễ trắng, chưa khai thác hết chu kỳ thì cây đã chết.
Nguyên nhân: Do rất nhiều nấm bệnh trong đất gây nên hoặc do rầy chổng cánh.
Khắc phục: Không có thuốc diệt mà chỉ sử dụng biện pháp phòng trừ: Nếu do rầy chổng cánh thì có thể trồng xen cây ổi vào trong vườn cam, cứ 7m trồng 1 cây, do bản thân cây ổi tiết ra hoạt chất xua đuổi loại ruồi này.
Nếu do nấm bệnh: Trước khi trồng, xử lý đất như trên hướng dẫn. Đồng thời lưu ý 3 yếu tố: Thoát nước tốt; trồng đúng mật độ và bón phân đúng quy trình kỹ thuật (bón lót như hướng dẫn trên).
Bệnh do vi khuẩn gây ra:
Hiện tượng: Trên lá xuất hiện đốm nhỏ: Sần sùi ở mặt dưới, trông như đốm mắt cua, vàng viền. Bệnh thường gắn liền với sâu vẽ bùa, rất nhiều trường hợp sâu vẽ bùa gây hại sau đó vi khuẩn xâm nhập.
Khắc phục: Bà con kiểm tra lộc non xem có sâu vẽ bùa không để trừ ngay. Khi đã xuất hiện đốm bệnh phải trừ bằng một vài loại thuốc như: Thuốc gốc kasugamycin, hoặc các thuốc gốc đồng phun kỹ 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 7 ngày trên bề mặt lá, quả và thân để hạn chế sự phát triển của bệnh.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.