Trồng sâm Ngọc Linh

  • “Cách đây 3 năm, Thủ tướng có lên thăm huyện Nam Trà My và hỏi tôi thích gì, tôi trả lời thích có nhiều người thành tỷ phú trên rừng Nam Trà My”. Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My tiết lộ, hiện huyện có trên 50 hộ đồng bào dân tộc miền núi có tài sản từ 20 tỷ cho đến trên 500 tỷ nhờ trồng sâm Ngọc Linh.
  • Một trong những hộ dân trồng sâm Ngọc Linh và đã thu được “quả ngọt” là hộ ông A Sinh - Trưởng thôn Pú Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Cách đây một tháng, gia đình ông A Sinh bán 1kg sâm Ngọc Linh (khoảng 90 cây sâm Ngọc Linh 5 tuổi) với giá 65 triệu đồng.
  • Củ sâm Ngọc Linh sần sùi, các mắt đốt mọc so le và lõm vào trong. Miếng sâm tươi màu vàng, nhai ban đầu đắng, sau vị ngọt, chứ không tạo cảm giác đắng mãi như tam thất.
  • Sâm Ngọc Linh được coi là “thần dược xóa nghèo” cho người dân vùng Ngọc Linh, nhưng để có cây giống không phải dễ. Mua củ sâm đã khó, nay tìm cây giống càng khó hơn. Ngay tại “thánh địa” sâm Ngọc Linh, cây giống cũng bị làm giả…
  • Ngoài công việc của nhà nước còn bao nhiêu thời gian, ông phát triển trồng sâm cho gia đình. Đến nay ông có hơn 50.000 gốc sâm từ 1 - 10 năm tuổi. Tùy vào độ tuổi, tính trung bình ông có trong tay hơn hơn 100 tỷ đồng.
  • Sáng nay (25.8), UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức họp báo công bố chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ do Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học Công nghệ) cấp giấy chứng nhận theo quyết định số 3235 ngày 16.8 vừa qua.
  • Mới lên lưng chừng núi Măng Rơi đã cảm giác thời tiết thay mùa. Cái nắng cô đặc bên này đèo cứ nhạt dần rồi pha loãng trong những tảng mây màu khói đèn lởn vởn trên các rặng núi cao... Phía sau cái vẻ ảm đạm của thời tiết ấy, vùng đất Tu Mơ Rông có một “điểm sáng” nhiều niềm tin: Sâm Ngọc Linh.