Trồng sâm Ngọc Linh

  • ​Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau là thời điểm sâm Ngọc Linh ngủ đông. Trong khoảng thời gian này, bà con người Xơ Đăng trồng sâm Ngọc Linh-loài sâm đặc hữu quý hiếm ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) phải liên tục thay nhau ngày đêm canh gác để bảo vệ những luống sâm của gia đình. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng hết sức gian nan, cực khổ bởi mưa lũ, chim chuột và kẻ xấu luôn rình mò, phá hoại các vườn sâm.
  • Bên cạnh việc thuê đất rừng để trồng sâm Ngọc Linh (tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), Công ty Cổ phần giấy miền Trung không những trồng sâm ngoài diện tích được phê duyệt mà còn chặt 5 cây gỗ rừng, việc này đã làm cho người dân địa phương phản ứng.
  • Lang thang hết nửa giờ quanh các vườn sâm, chúng tôi mới gặp được ông chủ Trần Hoàn - người được coi là giàu nhất Tây Nguyên, bởi giá trị vườn sâm khó mà ước đoán, chỉ có thể nói là vô giá..
  • Trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng mang lại lợi ích kép cả về kinh tế lẫn công tác quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên vướng mắc hiện nay là không thể cho người dân thuê rừng đặc dụng để trồng sâm Ngọc Linh vì trái với quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017. Điều may mắn là cây sâm Ngọc Linh đang tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt để phát triển.
  • Nhiều gia đình ở chốn núi rừng heo hút dưới chân núi Ngọc Linh (Quảng Nam), bỗng chốc vươn lên thoát nghèo. Không ít người trước đây chỉ sống nhờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện thì nay nhờ trồng sâm Ngọc Linh mà trở thành “đại gia”, với khối tài sản lên đến hàng chục tỷ đồng, mua sắm xe máy, xe hơi, xây nhà tầng, sắm sửa nhiều vật dụng mới mà trước đây trong mơ họ cũng không dám nghĩ tới.
  • Vài năm trở lại đây, nhiều người dân nghèo ở xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) đã chọn các loại cây dược liệu như sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm (sâm dây) để làm cây trồng chủ lực. Từ chỗ bà con trồng nhỏ lẻ chỉ vài sào, đến nay, toàn xã Ngọc Linh đã trồng được hơn 100ha, bao gồm 1,2ha cây sâm Ngọc Linh, 70ha sâm dây và còn lại cây đương quy.
  • Cây sâm cần tán rừng già để sinh trưởng, mang lại kinh tế cho người trồng, vì vậy, giữ rừng cũng là giữ sâm quý.
  • Khoảng những năm đầu 90 trở về trước, người Xê Đăng ở vùng Tu Mơ Rông mang bao lên rừng tìm sâm Ngọc Linh. Chỉ cần đi bộ trong rừng khoảng vài tiếng đồng hồ là tìm được đầy bao.
  • Tận dụng lợi thế về khí hậu, địa lý, ngoài các cây công nghiệp như cà phê, bời lời, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đang định hướng, vận động nhân dân phát triển trồng 2 loài sâm quý, đó là cây sâm Ngọc Linh và sâm dây. Đây là 2 loại cây chủ lực góp phần thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình trên địa bàn trong thời gian tới…
  • Những năm gần đây, nhiều thanh niên trẻ huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã tạo việc làm, thu nhập tốt từ việc thả sâm dây, trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Bên cạnh sâm dây, sâm Ngọc Linh, các nông dân trẻ ở đây còn trồng thêm nhiều loài cây dược liệu, cây thuốc quý khác như đương quy, sơn tra, ngũ vị tử...