Tỷ lệ người dân phải chi “lót tay” tiếp tục tăng. Trong ảnh là quang cảnh buổi họp báo công bố chỉ số PAPI sáng nay tại Hà Nội. (Ảnh: T.X)
Khảo sát PAPI được Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng và Hỗ trợ cộng đồng phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện.
Đã có hơn 14.000 người dân từ 63 tỉnh thành được chọn phỏng vấn ngẫn nhiên trong năm 2016 trong cuộc khảo sát. Chỉ số PAPI thể hiện đánh giá của người dân thông qua trải nghiệm và cảm nhận của họ về hiệu quả quản trị hành chính công và cung ứng dịch vụ công của bộ máy chính quyền các cấp.
Kết quả cho thấy, chỉ số kiểm soát tham nhũng khu vực công có xu hướng giảm điểm. Tỷ lệ người dân cho biết, họ phải chi “lót tay” cho công chức để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho giáo viên tiểu học công lập để con em được quan tâm hơn vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2016.
Bên cạnh đó, khoảng 45% người dân cho rằng cần phải đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực nhà nước, cao hơn tỉ lệ 51% của năm 2015 và 46% của năm 2011. Tỉ lệ người dân cho rằng, cán bộ chính quyền địa phương biển thủ công quỹ cũng tăng.
Ông Kamal Malhotra – Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam nhận định: “Hầu hết các tỉnh, thành có thể làm tốt hơn để cải thiện năng lực cạnh tranh và thái độ của công chức, viên chức, tăng tính minh bạch, khả năng phản hồi và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước”.
Khảo sát cũng cho thấy, một xu hướng tích cực ghi nhận được trong năm 2016 là số người cho rằng cần phải đưa hố lộ để tiếp cận dịch vụ y tế công cộng cấp quận/huyện giảm từ 43% năm 2015 xuống 39% năm 2016.
Tuy nhiên, đói nghèo được xem là vấn đề hệ trọng nhất đối với người dân. Đặc biệt, so với kết quả khảo sát năm 2015, năm 2016 tỷ lệ người dân cho rằng môi trường là mối quan ngại lớn nhất tăng 10%. Sự gia tăng đột biến này chắc chắn phản ánh mối quan tâm của dự luận sau sự kiện cá chết hàng loạt tại khu vực duyên hải miền Trung hồi tháng 4. 2016.
Báo cáo cũng cho thấy, người dân cả nước ngày càng quan ngại hơn về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Hơn 67% số người sống gần sông ngòi cho biết, chất lượng nước từ những nguồn này kém hơn 3 năm trước và 36% số người cho rằng chất lượng không khí kém hơn so với 3 năm trước. Những vẫn đề hệ trọng khác là việc làm, phát triển kinh tế, tranh chấp Biển Đông, tham nhũng và giao thông…
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.