Ứng dụng công nghệ vào việc truy vết Covid-19 tại Bắc Ninh

Diệu Linh Thứ hai, ngày 31/05/2021 18:07 PM (GMT+7)
Ngày 31/5, TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Y tế) cho rằng, Bắc Ninh cần thành lập ngay Tổ phân tích, giám sát để phục vụ công tác truy vết Covid-19 đạt hiệu quả cao hơn.
Bình luận 0

TS Trần Quý Tường hiện đang là Phó trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh. 

Liên quan đến vấn đề triển khai công nghệ thông tin trong phòng chống, dịch Covid-19, Sở TTTT Bắc Ninh cho biết đã phối hợp với các đơn vị của Bộ TTTT, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông thường xuyên nhắn tin các nội dung về 5K, khai báo y tế, cài đặt Bluezone,… thực hiện nhắn tin 2 lần/ngày đến tất cả các thuê bao di động trên địa bàn tỉnh.

Ứng dụng công nghệ vào việc truy vết Covid-19 tại Bắc Ninh - Ảnh 1.

Quét mã QR Code để phục vụ khai báo y tế tại Bắc Ninh.

Đồng thời, từ ngày 28/5/2021 tới nay, thực hiện gửi tin nhắn đến các thuê bao điện thoại chưa có ứng dụng Bluezone và gọi điện trực tiếp đến thuê bao để mời, nhắc cài đặt.

Đến nay tỉnh Bắc Ninh đã có hơn 550.186 người cài đặt và sử dụng Bluezone trên điện thoại thông minh, chiếm 40,19% dân số của tỉnh, toàn tỉnh có 10.519 cơ sở lập mã QR Code từ hệ thống tờ khai y tế để người dân checkin bằng ứng dụng Bluezone với tổng 1.048.406 tờ khai y tế (70% dân số khai báo y tế).

Theo TS Tường, Bắc Ninh là một trong những tỉnh triển khai tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch Covid-19 (trên 1 triệu lượt khai báo y tế trên phần mềm Bluezone, triển khai mã QR tại các cơ quan, địa điểm).

Tuy nhiên, theo TS Tường, mặc dù số liệu nhiều nhưng khai thác chưa đạt được hiệu quả cao, số lượng tờ khai y tế “bất thường” cao (có thể do người dân khai chưa đúng) nhưng chưa được xử lý triệt để, hiệu quả.

Theo số liệu Bộ Y tế tổng hợp, nếu xuất hiện 1 ca F0, phải cách ly 150 ca F1 (tính trung bình cả nước). Do đó, để đạt được hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng chống dịch, chúng ta phải giảm được số ca F1 bằng cách phát hiện ca F0 sớm. 

Nếu giảm được số ca F1 từ 150 ca xuống còn 100 ca thì đã giảm được 50 người phải đi cách ly, mang lại hiệu quả về kinh tế cũng như giảm tải cho các khu cách ly.

TS Tường đề xuất thành lập Tổ ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện phân tích, giám sát trong công tác truy vết với khoảng 10-15 người (từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và Sở TTTT). 

Khi có tờ khai bất thường, Tổ này sẽ phân tích, chuyển thông tin cho các đơn vị tại huyện, xã tại các địa phương để thực hiện truy vết được nhanh nhất. Sau khi được thành lập, Tổ này sẽ được tập huấn để phát hiện những tờ khai y tế “bất thường”, thực hiện phân tích, truy vết Covid-19 nhanh chóng, hiệu quả.

Ủng hộ về việc thành lập Tổ thực hiện phân tích, giám sát trong công tác truy vết, ông Trần Văn Vững – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Ninh cho biết, cần phải đi vào những việc làm thiết thực, hiệu quả. 

Bởi nếu kêu gọi người dân khai báo y tế, nhưng số liệu không được phân tích kịp thời sẽ không mang lại hiệu quả. Tổ phân tích, giám sát trong công tác truy vết này sẽ nhằm hạn chế việc F0 phát tán thành nhiều F1, khi có F0 có thể nhanh chóng khoanh vùng được ngay, giảm tốn kém về kinh tế cũng như hạn chế sự lây lan dịch bệnh.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem