Vài chiêu lấy lại thế thượng phong từ mẹ chồng

Thứ hai, ngày 18/04/2011 06:24 AM (GMT+7)
Dân Việt - Là người miền Nam và làm dâu Bắc, câu chuyện giữa hai người đàn bà và một người đàn ông của chính tôi lắm cung bậc. Nhân diễn đàn “Mẹ chồng – nàng dâu”, tôi sẽ chia sẻ một vài chiêu đã giúp tôi từ chỗ bỡ ngỡ giành lấy thế thượng phong như thế nào.
Bình luận 0

img
 

Tôi chỉ là nàng dâu mới, lấy chồng chưa được ba năm. Nhà chồng tôi là người miền Bắc. Có vài người bảo tôi là con gái miền Nam nên quá đáo để khi dùng toàn chiêu “độc” đối phó với mẹ chồng, nhưng cũng có không ít ý kiến ngược lại.

- Chuyện bếp núc: Ngày đầu tiên xuống bếp của con dâu mới, tôi được mẹ chồng căn dặn: Đong gạo tính đúng mỗi người nửa bơ gạo. Không hơn không kém. Canh đúng mỗi người một bát, đổ nước sao cho không được thừa vì nếu phải đổ đi là có tội. Chiên xào các món, nếu có thừa dầu ăn, phải chắt ra để lần sau dùng cho bằng hết…

* Ngày mới làm dâu, cứ đến bữa ăn phải nhìn nét mặt để đoán và nhìn nồi cơm để biết đường xới nên hầu như đêm nào tôi cũng đói. Một buổi chiều tôi về sớm hơn thường lệ để nấu cơm tối, tôi đong gạo còn ít hơn cả mẹ chồng quy định. Đến bữa tôi ăn no bụng, cả cơm cả canh, làm chồng bị đói vì thiếu cơm. Thế là từ đó, mẹ chồng bỏ áp dụng bài cân đo đong đếm.

Diễn đàn "Mẹ chồng, nàng dâu và những câu chuyện bất tận" trên báo điện tử Dân Việt sẽ là nơi để bạn đọc tâm sự, cùng chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm, những kinh nghiệm của cả "mẹ chồng" và "nàng dâu" qua chính những bài viết của mình.
Các bài viết tham dự Diễn đàn xin được gửi về báo điện tử Dân Việt (www.danviet.vn)  qua Email: baodanviet@gmail.com. Bài viết được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định.

Về dùng dầu ăn, tất nhiên tôi toàn lén mẹ chồng dùng dầu mới rót ra từ chai. Nhưng có hôm tôi nghĩ ra kế, rán thịt cháy một chút và bảo với chồng vì dùng dầu thừa còn lại nên mới vậy, chồng tôi nhăn mặt vì đã làm hỏng món khoái khẩu của anh. Thế là hôm sau, anh mang về nhà rất nhiều báo chí, với hàng chục gạch đầu dòng về những cái hại khi dùng đi dùng lại dầu ăn...

- Chuyện sinh hoạt: Mẹ chồng tôi từ trước đến nay có thói quen dùng nước rất tiết kiệm. Những nước rửa rau xong đều giữ lại, đổ đầy chậu để trong nhà vệ sinh. Đó là còn chưa kể những hôm nào trời mưa, mọi thau chậu đều được trưng dụng mang ra hứng, tận dụng để không phải dùng đến nước máy.

* Ban đầu do còn bỡ ngỡ tôi thường bị mắng về tội dùng nước quá phí. Sau một thời gian răm rắp nghe theo, tôi chuyển sang cách: Không phục vụ sẵn nước nôi cho ông xã dùng nữa, mà huấn luyện nước nào trong phòng tắm dùng để cọ rửa, nước nào có thể rửa tay chân… khiến ông xã tôi được phen “tẩu hỏa nhập ma”. Hôm sau anh ấy ý kiến lên mẹ chồng.

- Chuyện đi đứng: Mẹ chồng tôi là người rất xót con, nếu như thấy anh ấy gầy, da mặt xạm kém sắc… đều than thở không ngớt. Riêng chuyện khi cần đi đâu đó, dù là việc cá nhân hay việc chung nhà chồng, mẹ chồng luôn “sai” tôi. Khi biết tôi có ý định nhờ chồng chở đi, câu nói quen thuộc của bà là “Mỗi việc bé con con, cũng lôi nhau đi”. Nói vậy, nhưng tôi thừa biết, bà muốn con trai được ở nhà nghỉ ngơi, ra đường sợ nắng gió sẽ ốm.

* Chiêu của tôi cũng rất đơn giản: Dạ vâng, vui vẻ nhận lời khi bà sai đi có việc. Nhưng tôi sẽ không đi xe máy đâu nhé, mà gọi taxi và nhân tiện bảo với chồng “Anh chi tiền cho em”. Thế là vì xót, lần sau bà đều bảo con trai chở tôi đi với lý do vừa nhanh vừa an toàn.

***  Tóm lại, cuộc sống làm dâu của tôi sau gần ba năm giờ đã thoải mái hơn nhiều, nhiều nếp xưa của nhà chồng đã thay đổi để phù hợp với cuộc sống thêm người. Nói giành lại thể thượng phong từ mẹ chồng là cho vui chứ tôi không tài giỏi gì, cũng không hả hê về việc này, và tôi biết mẹ chồng vì thương con trai nên bà mới chịu nhún nhường. Hơn nữa, tôi chỉ sửa đổi những việc tôi cho là vô lý.

Như chuyện cơm canh, nấu nhiều hơn một chút, dù biết sẽ thừa thì mẹ chồng tôi không thích, nhưng sáng hôm sau bao giờ tôi cũng dậy sớm, lấy cơm còn lại rang lên cho mình điểm tâm. Và chỉ việc mua thêm ít đồ ăn cho bố mẹ chồng và chồng. Về nước nôi trong nhà, mỗi khi trời mưa, tôi còn nhanh chân hơn cả mẹ chồng tích trữ lại, nhưng chỉ để dùng cho các việc lặt vặt. Còn những hôm trời nắng gắt, mưa gió, có việc phải ra ngoài tôi cũng rủ rê ông xã đi cùng, đơn giản tôi muốn cả hai nên chia sẻ những lúc như thế.

Tôi luôn quan niệm và nhớ rõ, mẹ chồng vẫn mãi là mẹ, dâu mãi mãi là dâu. Tôi chưa bao giờ ngang ngược hay cãi lại lời bà, đi thưa về chào, niềm nở với bà, đặc biệt là với các cô chú nhà chồng. Trước những ngày giỗ chạp, cúng quẩy đều bàn bạc, hỏi han mẹ chồng dự định làm gì, chuẩn bị ra sao và luôn xin phép nghỉ làm một ngày để lo cùng gia đình…

Một vài người bạn bảo tôi “Mày quá đáo để và ghê gớm khi dám thay đổi cả mẹ chồng”. Tôi cũng nhiều lần tự hỏi, có thật mình quá ghê gớm?

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem