Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong những năm gần đây, Nga luôn giữ vững vị trí là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, quốc gia này đã ở tuyến đầu trong cuộc cạnh tranh trên thị trường vũ khí suốt gần 4 thế kỷ qua. Theo các chuyên gia quân sự, có 4 yếu tố then chốt giúp Nga trở thành một nhà bán vũ khí hùng mạnh.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: RT.
Hiện tại, Nga chỉ đứng sau Mỹ trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí. Báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm đã liệt kê một loạt các nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, trong đó Mỹ ở vị trí số 1 khi chiếm tới 33% doanh thu từ thị trường vũ khí toàn cầu, Nga chiếm 23%, Trung Quốc chiếm 6,2%, Đức chiếm 5,6% và các quốc gia khác chiếm 26,2%.
Các chuyên gia cho biết, đến năm 2020, nhu cầu về vũ khí trên toàn cầu sẽ đạt mức 120 tỷ USD. Các nhà nhập khẩu chính ở thời điểm hiện tại là Ấn Độ (13%), Saudi Arabia (8,2%), Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (4,6%), Algeria (3,7%) và các nước khác (66%). Gần một nửa lượng vũ khí xuất khẩu của Nga là máy bay chiến đấu MiG, Sukhoi và các loại máy bay ném bom thế hệ thứ 4. Khoảng 25% là các trang thiết bị chống máy bay, chẳng hạn như tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
Mỹ, Israel và Pháp đang là các đối thủ cạnh tranh lớn của Nga. Một số thị trường mua vũ khí truyền thống của Nga, chẳng hạn như Ấn Độ đã chứng kiến mức độ cạnh tranh gia tăng. Trong bối cảnh đó, Nga đang phải nỗ lực rất nhiều để giành được các hợp đồng béo bở và không để bị thua cuộc trước các đối thủ.
Truyền thống lâu đời
Hiệp hội sản xuất súng chuyên nghiệp tại Moscow đã có từ rất lâu đời, được thành lập từ năm 1475. Kể từ đó đến nay, lĩnh vực sản xuất súng đã bùng nổ mạnh mẽ. Đến thế kỷ 17, có khoảng 500 người làm việc tại xưởng sản xuất súng ống tại Moscow.
Nhân vật đầu tiên được nhắc đến là Andrey Chokhov, một trong những thợ sản xuất súng huyền thoại – người đã chế tạo ra khẩu đại bác Sa Hoàng (Tsar Cannon) và nhiều khẩu súng lừng danh khác. Nga có một lượng lớn thợ sản xuất súng lành nghề, vừa phát huy truyền thống lại vừa truyền đạt thành công cho các thế hệ sau.
Đại úy pháo binh Sergey Mosin đã chế tạo một trong những khẩu súng trường được sử dụng lâu nhất trong quân đội Nga còn Fyodor Tokarev được cả thế giới biết đến với vai trò là người thiết kế súng tự động TT-30 và TT-33. Nicolai Makarov được mệnh danh là ông vua súng lục, nhờ phát minh ra loại súng ngắn Makarov, mà hiện giờ đã có hàng chục phiên bản cải tiến tại Nga và nước ngoài. Cuối cùng, có lẽ nhân vật nổi bật nhất là Trung tướng, tiến sỹ khoa học kỹ thuật Mikhail Timofeevich Kalashnikov, cha đẻ của súng tiểu liên AK-47 – loại súng được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường vũ khí loại nhỏ.
Độ tin cậy
Kể từ khi súng xuất hiện ở Nga từ giữa thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ thứ 15, tiêu chí tin cậy đã trở thành một trong những yếu tố chính quyết định thành công của mặt hàng này. Súng được sản xuất và sửa chữa ở những địa điểm nhất định. Chúng cũng được dùng trong cuộc chiến giữa các bộ lạc du mục và các dân tộc bản địa ở phía đông và phía nam nước Nga. Độ tin cậy về chất lượng của các khẩu súng là điều mà các thợ sản xuất vũ khí Nga mong muốn phát triển.
Nhiều trong số các khẩu đại bác tốt nhất của Nga được chế tạo từ thế kỷ thứ 16 đến nay vẫn hoạt động tốt. Chúng là bằng chứng cho thấy tuổi thọ lâu dài của loại vũ khí do Nga sản xuất. Ngoài vũ khí hạng nặng thì nhiều vũ khí hạng nhẹ cũng có đặc tính tương tự.
Súng trường Mosin, được sử dụng trong quân đội Nga từ những năm 1980 đến những năm 1950, có khóa được lắp ráp hoặc tháo rời dễ dàng mà không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào. Nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện và rất đáng tin cậy. Tiểu liên Kalashnikov cũng có thể được lắp ráp trong mọi điều kiện khí hậu. Nhìn chung, hầu hất các loại súng ngắn, súng trường và vũ khí tự động nổi tiếng nhất của Nga đề được lắp ráp và bảo trì một cách dễ dàng.
Tiềm lực
Nước Nga nằm trên vùng lãnh thổ giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó có quặng sắt. Vào thế kỷ thứ 17, thương gia Hà Lan Andrew Vinius đã quyết định từ bỏ công việc kinh doanh trong nông nghiệp, chuyển sang khai thác quặng sắt từ các mỏ khoáng sản ở thị trấn Tula- sau này trở thành vựa sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga. Nguồn quặng sắt dồi dào được tìm thấy ở miền Trung và Siberia cho phép Nga sản xuất một lượng lớn vũ khí. Vào thế kỷ thứ 18, Nga trở thành nước xuất khẩu kim loại đen dẫn đầu thế giới.
Sau đó Nga cũng phát triển nhiều ngành công nghiệp khác rất cần thiết cho sản xuất vũ khí như hóa học, vật lý, nghiên cứu chất nổ. Trong suốt chiều dài lịch sử, Nga luôn là quốc gia vững mạnh về khoa học kỹ thuật. Vào thế kỷ thứ 20, nhờ sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học, Nga đã phát triển được những loại vũ khí mạnh nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới, đặc biệt trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Quan hệ gần gũi
Cuộc chiến tranh Lạnh đã tác động lớn đến việc mua bán vũ khí trên toàn thế giới. Kể từ những năm 1950, Nga đã bán vũ khí cho nhiều quốc gia, đáng chú ý nhất là những nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw. Đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn là hai nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Nga. Đối với Ấn Độ và Trung Quốc việc giao dịch thương mại bằng đường bộ với Nga luôn tốt hơn giao dịch qua đường biển với Mỹ.
Một điều quan trọng nữa là, bất cứ nước nào trong số các quốc gia nêu trên muốn mua tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu hay hệ thống chống máy bay của Nga thì thỏa thuận mua bán giữa họ với các nhà sản xuất vũ khí của Nga luôn bao gồm hợp đồng bảo trì, sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế. Bên cạnh đó cũng có nhiều hợp đồng hợp tác với các trường đào tạo quân sự của Nga để mời chuyên viên đào tạo nhân lực cho khách hàng mua vũ khí. Vì thế mối quan hệ giữa Nga với những nước này ngày càng trở nên gần gũi hơn.
Ngay cả khi Liên Xô sụp đổ, quan hệ thương mại lâu dài giữa Nga và các quốc gia mua vũ khí của nước này vẫn tiếp tục. Đó là bởi kỹ sư hay các chuyên gia quân sự của Nga luôn duy trì công việc đào tạo và tư vấn cho phía đối tác. Điều này không chỉ tạo ra một mạng lưới nhân lực phụ thuộc vào kỹ thuật của Nga mà còn tạo điều kiện thúc đẩy các giao dịch mua bán vũ khí trong tương lai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.