Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nội dung được nêu tại bản án tuyên sáng 24/3 của TAND TP.Hà Nội. Trước đó, các ngân hàng cho rằng Hà Thành phải trả tiền cho các chủ sổ tiết kiệm còn khoản tiền gửi tiết kiệm sẽ được nhà băng giữ lại để bồi thường thiệt hại Hà Thành gây ra.
Án sơ thẩm thể hiện, Nguyễn Thị Hà Thành nhiều lần vay tiền và trở thành khách VIP của các ngân hàng. Cô ta câu kết với 17 cựu cán bộ ngân hàng để lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu giữa mình với các "đại gia", hứa hẹn trả lãi ngoài cao.
Sau đó, Hà Thành giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu để cầm cố sổ tiết kiệm và được các ngân hàng giải ngân. Nhiều người đã cho Thành "mượn" sổ tiết kiệm hoặc đứng tên đồng sở hữu với cô ta, số tiền từ vài chục tỷ, nhiều nhất là vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn với 122 tỷ đồng.
Nhóm cán bộ ngân hàng bị cáo buộc bỏ qua nhiều bước xác minh như không gặp trực tiếp chủ tài sản đảm bảo; lập tờ trình cấp tín dụng dù hồ sơ giả mạo; chưa qua thẩm định... giúp Hà Thành vay tiền bằng tài sản của người khác.
Tổng cộng, "siêu lừa" đã chiếm đoạt của NCB 47,5 tỷ đồng, của PVcombank 49,4 tỷ đồng, của VAB hơn 273 tỷ đồng và của 4 cá nhân khác 63 tỷ đồng.
Tại tòa, các ngân hàng cho rằng mình là người liên quan, không phải bị hại do Hà Thành chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm của các chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu.
Ngân hàng NCB đề nghị tòa tuyên Hà Thành có trách nhiệm trả tiền cho khách của ngân hàng còn tiền tiết kiệm những người này gửi vào NCB sẽ được NCB giữ lại để "bù đắp" thiệt hại Hà Thành gây ra. VAB có quan điểm tương tự, cho rằng Hà Thành phải trả tiền cho khách gửi tiền vào ngân hàng này.
Đại diện viện kiểm sát không đồng tình quan điểm này, cho rằng khách gửi tiền đúng quy định nên ngân hàng phải trả cho họ nếu không "ai còn dám gửi tiền vào ngân hàng?".
Ông Đặng Nghĩa Toàn, người đang bị giữ 122 tỷ đồng tại các ngân hàng khi cho Hà Thành "mượn" sổ tiết kiệm.
Tòa án bác bỏ quan điểm của các ngân hàng khi "không nhận mình là bị hại". Bản án xác định, tiền gửi vào ngân hàng do ngân hàng quản lý còn tội phạm của Hà Thành hoàn thành khi ngân hàng cho cô ta vay nên ngân hàng là bị hại. Do vậy, Thành phải trả tiền cho NCB, VAB và PVcombank.
Với trường hợp vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn, án sơ thẩm xác định bản chất vụ việc là Hà Thành vay tiền ông Toàn nhưng đảm bảo bằng cách để bên cho vay gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Nếu Thành không trả được, ngân hàng sẽ trả cho vợ chồng anh Toàn. Tòa án cho rằng đây là hợp đồng giả cách, che giấu việc vay nợ.
Từ nhận định trên, tòa tuyên siêu lừa Hà Thành trả cho NCB 47,5 tỷ đồng, cho PVcombank 50 tỷ đồng; cho VAB 273 tỷ đồng. Các sổ tiết kiệm của vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn tại 3 nhà băng này sẽ bị tạm giữ lại để đảm bảo thi hành án cho Thành. Tòa dành quyền khởi kiện dân sự cho vợ chồng ông Toàn trong một vụ án dân sự riêng.
Nhiều "đại gia" khác đứng tên chủ sổ tiết kiệm với Hà Thành cũng chưa lấy được tiền. Các khoản tiết kiệm của họ, người nhiều nhất gần 20 tỷ đồng sẽ do ngân hàng quản lý tới khi cơ quan thi hành án có quyết định.
Mức án sơ thẩm của các bị cáo:
Nhóm phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản":
Phạm các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng":
Bị xác định phạm tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng":
Nhóm bị truy tố tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự":