Xăng tăng gần 200 đồng/lít là "chấp nhận được"

Thứ năm, ngày 20/03/2014 10:28 AM (GMT+7)
Bản thân cơ quan quản lý, lẫn người tiêu dùng và doanh nghiệp đều muốn giá xăng tiến tới cơ chế thị trường, tiệm cận giá thế giới thì phải chấp nhận sự điều chỉnh thường xuyên, nhận định của một chuyên gia ngành xăng dầu.
Bình luận 0
Sau gần 1 tháng điều chỉnh,  giá xăng lại tiếp tục tăng.
Sau gần 1 tháng điều chỉnh, giá xăng lại tiếp tục tăng.

Ngày 19.3, giá xăng bất ngờ tăng thêm 180 đồng/lít, đưa giá bán lẻ mặt hàng xăng A 95 lên mức 25.190 đồng/lít.

Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân cho phép doanh nghiệp xăng đầu đầu mối tăng giá chính là sự chênh lệch của giá bán lẻ và giá cơ sở.

Trong bối cảnh đó, với phương châm chia sẻ lợi ích giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, Bộ Tài chính quyết định ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá với mặt hàng dầu diesel, dầu hỏa.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho phép tiếp tục sử dụng Quỹ Bình ổn giá với mặt hàng xăng như hiện hành (300 đồng/lít).

Bên cạnh đó, tiếp tục cắt giảm 50% lợi nhuận định mức trong giá cơ sở đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa (tạm tính 150 đồng/lít trong giá cơ sở). Phần chênh lệch còn lại giữa giá bán lẻ và giá cơ sở sau khi điều chỉnh Quỹ Bình ổn giá và lợi nhuận định mức như trên, cho phép các DN được tăng giá bán xăng tối đa 189 đồng/lít; tăng giá bán dầu diesel tối đa 71 đồng/lít; đồng thời giảm giá bán dầu madut tối thiểu 113 đồng/kg.

Dù tăng 180 đồng/lít, một doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phía Nam cho biết “doanh nghiệp vẫn lỗ”. Trước đó, giá các nhiên liệu này cũng đã tăng 200-300 đồng mỗi lít vào ngày 21.2.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho biết, mức tăng gần 200 đồng/lít là mức tăng có thể chấp nhận được. Bản thân cơ quan quản lý, lẫn người tiêu dùng và doanh nghiệp đều muốn giá xăng tiến tới cơ chế thị trường, tiệm cận giá thế giới thì phải chấp nhận sự điều chỉnh thường xuyên.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, trong cơ cấu điều chỉnh giá xăng dầu ngày 19.3 - giá xăng tăng, giá dầu giảm. Từ đây cho thấy, cơ quan quản lý mà chính xác là Cục Quản lý giá Bộ Tài chính đã có những soát xét kỹ càng hơn. Điều này cũng cho thấy việc quản lý điều hành mặt hàng nhạy cảm đã tích cực hơn.

Tuy nhiên, ông Phong cũng nhấn mạnh, mặt trái của giá xăng tăng thì bất cứ người tiêu dùng nào cũng biết rõ. Giá xăng tăng làm cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khốn đốn, làm cho người tiêu dùng càng tiết kiệm hơn và chi tiêu chặt chẽ hơn trong bối cảnh tổng cầu thấp. Giá xăng tăng có thể làm giá các mặt hàng thiết yếu hàng ngày tăng theo.
Phương Hà (Phương Hà)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem