Xích chân tài xế Container Lê Ngọc Hoàng tại phiên tòa có cần thiết?

Bảo Yến - Hà Thanh Thứ ba, ngày 09/06/2020 09:44 AM (GMT+7)
Hình ảnh tài xế container Lê Ngọc Hoàng bị xích chân trong phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khiến 5 người tử vong đang có nhiều tranh luận xung quanh. Việc xích chân tài xế Hoàng tại phiên tòa có cần thiết?
Bình luận 0

Như Dân Việt thông tin, ngày 4/6, TAND tỉnh Thái Nguyên đã mở lại phiên tòa phúc thẩm vụ xe Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khiến 5 người tử vong.

Tại phiên tòa, bị cáo Lê Ngọc Hoàng (tên gọi khác là Vũ Văn Hoàng, SN 1985, trú tại Thái Bình, tài xế container) bị tuyên y án sơ thẩm với 4 năm 6 tháng tù giam; cấm hành nghề lái xe trong 2 năm sau chấp hành xong hình phạt tù.

Sau khi kết thúc phiên tòa, trên mạng xã hội xuất hiện bức ảnh bị cáo Lê Ngọc Hoàng bị xích chân khi hầu tòa. Theo thông tin chia sẻ, bức ảnh được chụp tại phiên tòa sáng 4/6 - buổi đầu diễn ra phiên xét xử phúc thẩm.

Xích chân tài xế Container Lê Ngọc Hoàng có cần thiết? - Ảnh 1.

Bị cáo Lê Ngọc Hoàng bị xích chân tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: I.T

Trao đổi với Dân Việt, chị Vũ Thị Thúy, vợ bị cáo Lê Ngọc Hoàng cho biết, trong phiên xử phúc thẩm ngày 4/6 vừa qua, chồng chị bị dẫn giải đến tòa trong tình trạng bị xích chân.

Trong quá trình đứng lên trả lời xét hỏi, chồng chị bị đau nên đã yêu cầu Hội đồng xét xử cũng như lực lượng an ninh tại tại tòa mở xích tuy nhiên đề nghị này không được tòa chấp thuận. 

Sau khi hình ảnh trên xuất hiện trên mạng xã hội, buổi chiều ngày 4/6 và buổi sáng ngày 5/6 anh Hoàng được mở còng chân nhưng cho đến giờ nghị án anh Hoàng lại bị còng chân chở lại.

"Đề nghị được mở xích chân là do anh Hoàng cảm thấy bị đau khó vận động trong việc đứng lên ngồi xuống trong quá trình trả lời xét hỏi nên anh đã tự đề nghị. Luật sư không đề nghị" - Chị Thúy nói.

Trao đổi với Dân Việt về sự việc trên, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn luật sư TP Hà Nội nêu quan điểm: "Việc xích chân bị cáo Lê Ngọc Hoàng tại tòa án là phản cảm và không cần thiết".

Luật sư Cường viện dẫn theo Điều 8 của Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA-C11 Bộ Công an: "Khóa tay bị cáo trước khi áp giải; xích chân bị cáo đối với trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, côn đồ hung hãn, tái phạm nguy hiểm. Việc khóa tay hoặc xích chân bị cáo phải ghi rõ trong kế hoạch. Mở khóa tay, mở xích chân bị cáo tại nơi xét xử khi có yêu cầu của chủ tọa phiên tòa".

"Trong vụ án nêu trên, tại thời điểm xét xử phúc thẩm thì bị cáo Lê Ngọc Hoàng chưa được coi là người có tội. Bị cáo cũng không phải là đối tượng côn đồ, hung hãn, tái phạm nguy hiểm nên việc xích chân tại tòa là không cần thiết và không phù hợp với quy định pháp luật nêu trên.

Sau vụ việc bị cáo Lương Hữu Phước nhảy lầu tự tử tại tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận có lẽ các tòa án nên có những quán triệt, rút kinh nghiệm về việc xét xử vụ án hình sự. 

Đối với những vụ án mà bị cáo kêu oan, bức xúc thì cần phải có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho bị cáo cũng như những người tham dự phiên tòa. Tuy nhiên việc chuẩn bị cáo tại phiên tòa là rất phản cảm" – Luật sư cho hay.

Xích chân tài xế Container Lê Ngọc Hoàng có cần thiết? - Ảnh 2.

Bị cáo Lê Ngọc Hoàng tại phiên tòa.

Luật sư cho rằng thời điểm xét xử là thời điểm bị cáo thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng của mình, được thể hiện là con người tự do cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. 

Bởi vậy, một thời gian dài trước đây bị cáo được mặc áo kẻ sọc, áo của phạm nhân ra tòa, hình ảnh này phản cảm và có nhiều ý kiến thay đổi, chính vì vậy sau đó các bị cáo không phải mặc những áo của phạm nhân tại tòa nữa.

Việc khoá tay, xích chân thì nên hạn chế áp dụng tại phiên tòa, chỉ áp dụng đối với những bị cáo đặc biệt nguy hiểm, có biểu hiện chống đối, phá phách. 

Tại phiên tòa đã được bố trí lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp, có bảo vệ và rất đông người. Bởi vậy, đối với các bị cáo khác, đặc biệt các vụ án kêu oan cần phải đảm bảo đầy đủ các quyền của bị cáo tại phiên tòa theo quy định pháp luật.

Còn theo ý kiến luật sư Hoàng Trọng Giáp - Đoàn luật sư TP Hà Nội: "Quyết định của Hội đồng xét xử (HĐXX) là có căn cứ, nhằm tránh được những tình huống không thể lường trước được khi vụ án kéo dài, diễn biến phức tạp, xét xử nhiều lần, bị cáo, gia đình đang kêu oan".

Theo luật sư, đây chỉ là vấn đề không tháo xích chân chỉ tháo còng tay. Đa số các phiên tòa HĐXX sẽ quyết định yêu cầu Cảnh sát tư pháp tháo còng tay để bị cáo thoải mái hơn trong việc đứng khai báo.

Đa số HĐXX không cho tháo xích chân đối với những bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nhưng HĐXX cho rằng không xích chân có thể xảy ra vấn đề nghiêm trọng.

Đối với trường hợp của Lê Ngọc Hoàng bị cáo và người nhà cho rằng bị cáo không phạm tội, oan sai, nhưng tuyên bị cáo có tội. Với tâm lý bị oan, bị cáo có thể bức xúc, bộc phát, manh động, bất mãn và có những hành động gây nguy hiểm tới bị cáo và những người xung quanh, gây hỗn loạn tại phiên tòa.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem