Xoá dần e ngại học nghề

Thứ hai, ngày 28/06/2010 07:01 AM (GMT+7)
(NTNN) - Dạy nghề gắn với địa chỉ, bao tiêu sản phẩm đầu ra, nên những lớp học nghề nông dân luôn tấp nập.
Bình luận 0
 img
Đào tạo nghề thêu ren cho nông dân được nhiều người đón nhận.

Đó là thực tế tại huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hoá). Ông Đỗ Tất Thành - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Như Xuân thẳng thắn: "Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn ở địa phương chúng tôi đã làm từ năm 2007. Tuy nhiên, cái khó nhất trong vấn đề tổ chức mở lớp là bà con ngại đi học. Mặc dù chúng tôi đã đến tận thôn, bản, thậm chí vào tận gia đình vận động, nhưng số lượng người đến lớp học vẫn rất thưa thớt".

Lý do là vì bà con ngại ngồi học và tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, khi đào tạo nghề xong, địa phương lại không đáp ứng được "đầu ra" cho học viên. Kể cả có đáp ứng được thì công việc bấp bênh, mức thu nhập quá thấp… người này truyền tai người kia và dần dần họ đều bỏ lớp.

Hiện tỉnh Thanh Hoá có 87 cơ sở dạy nghề (47 cơ sở dạy nghề công lập và 40 cơ sở dạy nghề ngoài công lập). Dự kiến năm 2011 sẽ đào tạo nghề cho 58.500 người.

Nắm được tâm lý của người dân địa phương, khi triển khai Quyết định 1956, huyện Như Xuân tiếp tục "xoay xở" chương trình mở lớp đào tạo nghề mới, gắn với nhu cầu của bà con và theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Đó là nghề thêu ren. Để mở lớp, huyện Như Xuân liên kết với Công ty TNHH Mỹ Hương (Hoa Lư, Ninh Bình). Công ty này sẽ cung cấp nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm khi người dân làm ra. Trước mắt, huyện chọn 3 xã Thanh Quân, Thanh Phong và Thanh Hòa (là vùng khó khăn nhất) để mở 6 lớp với tổng số 108 học viên.

Dự kiến, các lớp học này sẽ khai giảng vào cuối tháng 6-2010. Ông Thành cho biết, theo chỉ tiêu, 3 lớp chỉ có 108 học viên, nhưng khi cán bộ về xã tuyên truyền, vận động thì hiện tại đã có tới 360 người đăng ký theo học. Do đó, huyện phải đưa ra phương án chỉ có 108 người đăng ký đầu tiên được hưởng chính sách của nhà nước, số người đăng ký sau vẫn được học miễn phí nhưng không được hưởng trợ cấp tiền đi học. "Những người không được hưởng hỗ trợ vẫn vui vẻ vì họ cho rằng học có nghề, có thu nhập là tốt rồi"- ông Thành nói.

Chị Vi Thị Lâm, ở xã Thanh Phong (Như Xuân) phấn khởi: "Tôi đăng ký học lớp thêu ren này vì vừa học tại chỗ lại có việc làm. Nhà nước miễn phí học phí là tốt rồi, gần nhà nên tôi tự lo được ăn, ở". Cũng giống như chị Lâm, anh Lô Thanh Sơn ở xã Thanh Hòa nói: "Vợ tôi đi học nghề thêu ren vì nghề đó phù hợp với phụ nữ tuổi trên 40. Còn tôi, nếu nhà nước mở lớp dạy nghề mộc, tôi sẽ đăng ký đi học để về tự tổ chức sản xuất tại nhà".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem