Việc tạm trữ gạo vẫn sẽ do Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp thực hiện. T.L
Ông Đô cho biết: Vụ đông xuân 2014-2015, sản lượng lúa (thóc) dự kiến của vùng ĐBSCL ước đạt trên 11 triệu tấn. Sau khi Bộ NNPTNT cân đối trừ đi tiêu dùng tại chỗ và khả năng xuất khẩu trong 4 tháng, dự kiến tổng lượng lúa hàng hoá còn 4,3 triệu tấn, cộng với tồn kho của năm trước thì sản lượng còn lại sẽ là 3,6 triệu tấn quy gạo (tương đương 7,2 triệu tấn lúa- PV). Do sản lượng lúa hàng hoá lớn, lại đang vào dịp thu hoạch rộ của nông dân, nên giá lúa ở ĐBSCL liên tục giảm. So với đầu vụ (tháng 12.2014), giá lúa đã giảm từ 600 – 800 đồng/kg, thậm chí có nơi còn giảm tới 1.000 đồng/kg. Trước thực trạng giá lúa có xu hướng tiếp tục giảm so với giá định hướng (đủ đảm bảo cho nông dân có lãi 30% trở lên- PV) của Bộ Tài chính công bố là 4.442 đồng/kg lúa khô, Bộ NNPTNT đã mời các bộ ngành có liên quan họp để bàn giải pháp hỗ trợ nông dân. Các đơn vị đều thống nhất đề nghị Thủ tướng cho mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, lợi nhuận thực sự mà người nông dân được hưởng nhờ chính sách tạm trữ rất thấp. Rút kinh nghiệm từ những đợt trước, kỳ vọng của đợt tạm trữ này sẽ như thế nào, thưa ông?
- Đây là giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đã cho áp dụng nhiều năm nay, hầu hết các năm tạm trữ giá lúa gạo đều tăng lên và từ năm 2011 đến nay cũng chưa tìm được giải pháp nào khác tốt hơn. Năm nay, ngay sau khi có quyết định thu mua tạm trữ lúa gạo của Thủ tướng, giá lúa gạo đã tăng từ 200 -300 đồng/kg. Đây là thực tế, chứ không còn phải kỳ vọng nữa, giá gạo đang có xu hướng tăng lên từng ngày là điều kiện tốt cho người dân thu hoạch lúa để bán ra.
Theo dự báo của Bộ NNPTNT, năm nay nguồn cung lúa gạo liệu có dư thừa và có cần một đợt tạm trữ nữa hay không?
Quan điểm
Về tương lai, có lẽ phải thực hiện song song, vừa giao cho doanh nghiệp, vừa giao cho nông dân mà đại diện là HTX để tạm trữ lúa gạo với số lượng có khả năng đáp ứng cao nhất.
- Năm 2015, Bộ NNPTNT dự kiến sản lượng lúa khoảng 44 triệu tấn. Sau khi trừ đi tiêu dùng tại chỗ gồm để giống, ăn, chăn nuôi và hao hụt… sản lượng lương thực hàng hoá còn lại dự kiến trên 16 triệu tấn lúa (tương đương 8 triệu tấn gạo). Như vậy, lượng gạo hàng hoá cần tiêu thụ là rất lớn, với nguồn cung này so với xuất khẩu 2014 cả chính ngạch và tiểu ngạch vẫn còn dư khoảng 1 triệu tấn. Do đó, các bộ, ngành đều thống nhất kế hoạch trong năm 2015 là xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn cả chính ngạch và tiểu ngạch thì mới giải quyết được nguồn cung dư thừa trong dân.
Có ý kiến là việc tạm trữ không giúp được cho nông dân có lãi mà chỉ là hỗ trợ cho một số doanh nghiệp được phân bổ tạm trữ hưởng lợi. Còn quan điểm của ông?
- Thực tế, việc triển khai thu mua tạm trữ lúa gạo từ 2011 đến nay, thông thường giá lúa gạo đều tăng lên, có năm tăng 200 – 300 đồng/kg và có năm tăng tới 1.000 đồng/kg. Hiệu quả này chính là tới người nông dân khi bán lúa ra vào thời điểm giá cao. Theo tôi, việc cho rằng có lợi cho doanh nghiệp là không đúng, bởi hiện nông dân đa phần không có điều kiện để tạm trữ. Họ không có tập quán cất trữ và cũng không có kho chứa thóc gạo, không có sân phơi… nên cho đến nay nông dân không đủ khả năng tạm trữ số lượng lớn. Chỉ có doanh nghiệp có khả năng đó, có kho tàng, có thiết bị sấy để tạm trữ.
Mặt khác, trong quá trình tạm trữ, tạo ra lượng cầu tăng cao trong một thời gian nhất định trong khi cung giới hạn đã giúp cho giá cả tăng lên, nhờ đó giúp cho giá cả ổn định trong thời gian thu hoạch rộ lúa của nông dân, từ đó giúp cho nông dân có lợi khi bán thóc gạo ra. Do đó, chính sách này đã giúp nông dân tiêu thụ được lúa gạo có lợi nhuận tốt.
Mới đây, có một số hợp tác xã đã đề nghị Thủ tướng cho tạm trữ bởi họ có đủ điều kiện sân phơi, kho chứa, thiết bị sấy… trong đợt tạm trữ này Bộ NNPTNT có phân bổ cho họ tạm trữ?
- Chúng tôi có nghe nói nhưng đến nay chưa thấy có ý kiến từ Chính phủ với Bộ NNPTNT. Do đó, trong đợt này vẫn thực hiện như trước đây, tức giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao cho các doanh nghiệp. Quan điểm của tôi là hết sức ủng hộ các hợp tác xã tạm trữ. Bộ trưởng Bộ NNPTNT từng giao cho chúng tôi xây dựng quy chế tạm trữ tới từng nông dân. Tuy nhiên, nông dân chưa có đủ điều kiện tạm trữ và khả năng tạm trữ cũng nhỏ.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.