Đó là những chuyện dối trá trong đời sống hiện nay đang tồn tại ở vô vàn trường hợp mà đem ra so thì câu chuyên Lượm chẳng đáng phải rầm rĩ như vậy. Chẳng qua chuyện “Lượm” trở thành rầm rĩ bởi bức xúc của xã hội với sự dối trá quá cao.
Là thế này: Chắc chúng ta không ai còn lạ nhan nhản chuyện gian dối bằng cấp trong xã hội. Dân thường “lậu” bằng cấp để dễ xin việc, cán bộ “lậu” bằng cấp để thuận cho việc thăng chức hợp tiêu chuẩn, hoặc để tại vị bền lâu. Tai hại của sự dối trá này lớn hơn chuyện “Lượm” cả trăm lần vạn lần, hại đến sự phát triển của cả đất nước.
Là thế này: Khá nhiều vị cao giọng chống tham nhũng, nhưng chính vị đó cũng nằm trong đám tham nhũng.
Là thế này: Không ít người miệng nói đạo đức, truyền dạy đạo đức, nhưng cuộc sống thật lại vô đạo đức.
Là thế này: Những dự án “ma” mà vẫn lọt cửa, những sự thất thoát vẫn được gột rửa như là vô tội.
Còn nhiều cái là thế này nữa đang tồn tại và phát triển cản trở sự đi lên của đất nước. Nó đang tồn tại và còn tác động vào cuộc sống theo hướng xấu chứ không được bung ra như chuyện cô “Lượm”. Nó cũng chẳng làm được cái việc là xin lỗi công khai và hối hận về những gì mình gây ra.
Và cuối cùng là những tồn tại gian dối còn đọng lại trong xã hội cần lấy chuyện cô “Lượm” làm gương để soi lại mình cho cuộc sống trở lại lành mạnh.
Chuyện “Lượm” cũng là lời nhắc nhở, cảnh báo hữu ích nếu chúng ta nhìn ở góc độ nhân bản.
Đỗ Đức
Vui lòng nhập nội dung bình luận.