Cụ thể là các quy trình làm việc, sổ tay hướng dẫn được xây dựng, ban hành công khai, ưu tiên cải cách hành chính, nâng cao năng lực chuyên gia thẩm định, nâng cao chất lượng hồ sơ đăng ký thuốc, phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong ngành tham gia công tác thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc đúng quy trình. Đến nay, đã có trên 905 hoạt chất được cấp phép lưu hành cho khoảng 20.000 sản phẩm thuốc trong nước và thuốc nước ngoài. Thuốc sản xuất trong nước với 508 hoạt chất đăng ký lưu hành. Việt Nam đã cơ bản sản xuất được các thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu.
Theo Cục Quản lý dược, hiện thuốc sản xuất trong nước với 508 hoạt chất đăng ký lưu hành. Ảnh: T.L
Đây được xem là lĩnh vực tham gia quá trình hòa hợp các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng trong khu vực, quốc tế sớm nhất và toàn diện nhất, với yêu cầu ngày càng cao nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc khi lưu hành trên thị trường.
Ông Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý dược cho biết, công tác đảm bảo chất lượng thuốc một cách toàn diện từ sản xuất đến lưu thông, sử dụng luôn là vấn đề được Bộ Y tế chú trọng thông qua việc triển khai áp dụng một loạt GPs (thực hành tốt sản xuất thuốc-GMP; thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc-GLP; thực hành tốt bảo quản thuốc-GSP; thực hành tốt nhà thuốc-GPP...). Đặc biệt, khi phát hiện thuốc giả, thuốc nhái, thuốc kém chất lượng, Cục Quản lý dược đã có biện pháp mạnh là rút hồ sơ đăng ký, đồng thời có chế tài yêu cầu tạm dừng kinh doanh đối với các doanh nghiệp vi phạm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.