ẢNH: Coong keng làng rèn

Trọng Chính Thứ bảy, ngày 10/04/2021 08:00 AM (GMT+7)
Đó là thứ âm thanh vang vọng tiếng búa, tiếng đe từ sáng sớm đến chạng vạng tối mỗi ngày ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) khi cả trăm bễ rèn của bà con dân tộc Nùng nơi đây đỏ lửa.
Bình luận 0
Coong keng làng rèn - Ảnh 1.

Coong keng làng rèn - Ảnh 2.

Theo những người làm nghề lâu năm ở làng, nghề rèn thủ công ở Phúc Sen hầu như không có công thức mà chủ yếu nhờ cảm nhận tinh tế của tai, đôi mắt của người thợ.

Coong keng làng rèn - Ảnh 3.

Dù người dân Phúc Sen đã cải tiến một số khâu sản xuất để giảm sức lao động như sử dụng máy dập thay cho quai búa, máy mài, máy tạo khuôn nhưng những công đoạn quan trọng nhất vẫn phải làm thủ công.

Coong keng làng rèn - Ảnh 4.

Vợ chồng anh Hoàng Văn Nhì cùng coong keng trên bễ rèn.

Cùng cây búa tôi thép và ánh lửa bễ lò này, những người thợ rèn ở Phúc Sen vẫn đỏ lửa giữ nghề, sản xuất nông cụ cho bà con trong vùng cũng như cung cấp cho nhiều địa phương khác nhau, suốt từ Bắc vào Nam.

Là xã vùng cao của huyện Quảng Uyên, Phúc Sen hiện có hơn 400 hộ đồng bào dân tộc Nùng sinh sống với nhiều nhánh nhỏ như Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi… Theo người Nùng ở đây thì nghề rèn của họ đã có lịch sử hơn 300 năm và đến nay hầu như cả xã Phúc Sen đều làm nghề rèn, tập trung đông nhất ở bản Pắc Rằng, với hàng trăm bễ lò đỏ lửa mỗi ngày, sản xuất các sản phẩm như dao, kéo, cuốc, liềm… Với sự đa dạng về sản phẩm và ưu điểm về độ sắc, độ bền, thích hợp cho công việc của nhà nông nên sản phẩm rèn của Phúc Sen luôn là sự lựa chọn của bà con nông dân ở địa phương và nhiều vùng lân cận. 

Coong keng làng rèn - Ảnh 5.

Để có được một sản phẩm nông cụ là dao, kéo, người thợ phải thao tác 12 công đoạn gồm: Chạm nhíp, đập sơ, đập tông, sửa sang chỉnh thẳng, mài - bào, tôi... với khoảng thời gian khoảng 3-4 giờ.

Coong keng làng rèn - Ảnh 6.

Công đoạn tôi thép là công đoạn khó nhất, quyết định đến chất lượng sản phẩm, thường do các thợ cả giàu kinh nghiệm thực hiện. Khi tôi thép, người thợ chỉ nhúng vật đang rèn xuống nước chỉ 1 đến 2 giây, nếu nhúng quá lâu, thép sẽ bị hỏng.

Coong keng làng rèn - Ảnh 7.

Chồng thì cặp sắt tôi, quai búa đập, còn vợ thì nhóm bếp lửa hồng là hình ảnh bắt gặp ở gia đình anh Hoàng Văn Nhì (bản Phia Chang).

Coong keng làng rèn - Ảnh 8.

Coong keng làng rèn - Ảnh 9.

Vợ chồng anh Hoàng Văn Nhì cùng coong keng trên bễ rèn.

Coong keng làng rèn - Ảnh 10.

Mỗi sản phẩm làm ra đều có dấu ấn riêng của từng gia đình trên sản phẩm để khẳng định "thương hiệu" và phần lớn các gia đình ở Phúc Sen đều coi rèn là nghề gia truyền, từ đời này qua đời khác.

Coong keng làng rèn - Ảnh 11.

Gian trưng bày và bán sản phẩm dao kéo, nông cụ của các làng rèn xã Phúc Sen dọc Quốc lộ 3.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem