Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
LỜI TÒA SOẠN: Giáo sư Terry Buss - học giả nghiên cứu thuộc Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ, giáo sư thỉnh giảng của Trường Quản trị và Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nhân cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 đã có bài viết 3 kỳ gửi tới Báo Dân Việt. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết của Giáo sư Terry Buss qua phần chuyển ngữ của chị Đào Thúy.
Xin trân trọng mời bạn đọc cùng theo dõi Kỳ 2 của bài viết.
Luận tội Donald Trump
Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với một tổng thống Mỹ là bị luận tội. Tổng thống không chỉ có nguy cơ bị phế truất khỏi chức vụ trong sự ô nhục mà còn khiến phần lớn chính phủ phải đóng cửa trong khi Tổng thống và chính quyền của ông phải tiếp tục để bảo vệ Tổng thống. Các hoạt động của người dân sẽ bị đình trệ trong nhiều tháng.
Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của việc luận tội, các nhóm hoạt động chính trị bắt đầu tổ chức để gây quỹ luận tội ông Trump. Tháng 2 năm 2017, Ban lãnh đạo Uỷ ban Hành động Chính trị Luận tội Trump được thành lập ImpeachDonaldTrumpNow.org.
Ngày 17 tháng 3 năm 2017, một đảng viên Dân chủ gạo cội, có sức ảnh hưởng tại quốc hội, bà Maxine Waters, tuyên bố rằng bà sẽ tiến hành mọi việc để luận tội ông Trump với khẩu hiệu"Hãy sẵn sàng luận tội". Sau đó, bà kích động bạo lực trên khắp nước Mỹ bằng cách kêu gọi những ủng hộ đảng Dân chủ quấy rối những người ủng hộ ông Trump bất kỳ khi nào chạm mặt họ ở nơi công cộng. Những người ủng hộ đã làm đúng ý bà.
Theo ước tính sơ bộ của cá nhân tôi, chỉ riêng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Trump, đã có ít nhất 10 sáng kiến luận tội không thành công được đưa ra chống lại ông, bao gồm các cuộc điều tra, nghị quyết của quốc hội, trát hầu tòa, các phiên điều trần và các yêu cầu vô lý đòi hỏi các loại tài liệu.
Trò lừa bịp mang tên "Nga can thiệp bầu cử" Phần 2: Từ ngày 7 tháng 5 năm 2017 đến tháng 3 năm 2019, Cố vấn đặc biệt Robert Mueller đã tiến hành một cuộc điều tra mở rộng liên quan đến - một lần nữa – thông tin rằng ông Trump đã thông đồng với Nga để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2016. Thành viên của nhóm điều tra đều là người chống Trump. Sau khi tiêu tốn 25 triệu đô la, ông Mueller đã không buộc tội ông Trump can thiệp bầu cử.
Trò lừa bịp mang tên "Nga can thiệp bầu cử" Phần 3: Sau khi cuộc điều tra của ông Mueller thất bại thì một cuộc điều tra khác về nguồn gốc của sự can thiệp của Nga đã được tiến hành dưới quyền của Cố vấn đặc biệt John Durham từ năm 2019 đến năm 2023.
Ông Durham cũng không tìm thấy thông tin nào có thể kết tội ông Trump, nhưng cuộc điều tra lại phát hiện rất nhiều thông tin chống lại phe đối lập. Với bồi thẩm đoàn tại Washington, DC, ông Durham đã không thể đưa ra được bất kỳ bản án quan trọng nào. Cuộc điều tra lần này tiêu tốn 6,5 triệu đô la.
Sau nhiều nỗ lực tuyệt vọng tìm cách luận tội đương kim Tổng thống, phe đối lập cuối cùng đã thành công. Ngày 24 tháng 9 năm 2019, ông Trump bị cáo buộc đã yêu cầu Tổng thống Ukraine Zelensky điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai Hunter Biden về tội tham nhũng liên quan đến công ty năng lượng Burisma. Sau phiên điều trần đã được dàn xếp và đầy sự thiên lệch, ông Trump đã bị Hạ viện luận tội nhưng được tuyên vô tội trong phiên xét xử tại Thượng viện.
Một điều trớ trêu là trước khi ông Trump nhậm chức, ông Biden, ở cương vị Phó Tổng thống của chính quyền Obama, đã gây sức ép buộc chính phủ Ukraine sa thải công tố viên chính đang điều tra "các hoạt động bất hợp pháp" của con trai ông là Hunter Biden và những hành vi tham nhũng liên quan nếu không Ukraine sẽ phải đối mặt với việc cắt giảm hàng triệu đô la viện trợ của Mỹ. Ông Biden chưa bao giờ phải chịu trách nhiệm giải trình về những việc này.
Vào cuối nhiệm kỳ của ông Trump, tháng 10 năm 2020, có thông tin về việc con trai của ông Joe Biden là Hunter Biden đã làm mất máy tính cá nhân. Máy tính này chứa email và hồ sơ tài chính ghi lại các giao dịch bất hợp pháp của Hunter với các chính phủ nước ngoài. Một cửa hàng sửa chữa máy tính đã giao máy tính này cho FBI.
Ông Hunter phủ nhận thông tin cho rằng máy tính đó là của mình. Các phương tiện truyền thông đại chúng, không cần điều tra, đã lên tin bài ủng hộ câu chuyện của Hunter. FBI giữ im lặng tuyệt đối về vụ việc chiếc máy tính trong năm bầu cử để tạo điều kiện cho ông Joe Biden. Các cuộc thăm dò ý kiến sau đó cho thấy nếu cử tri biết về vụ bê bối máy tính, ông Trump có thể đã thắng cử.
Trò lừa bịp mang tên "Nga can thiệp bầu cử" Phần 4. Một nhóm gồm 51 quan chức an ninh cấp cao của CIA, FBI và NSA đưa ra tuyên bố rằng vụ việc chiếc máy tính của Hunter Biden là " tuyên truyền bịa đặt của Nga" nhằm mục đích làm lợi cho ông Trump.
Một lần nữa, một biến thể của Trò lừa bịp mang tên "Nga can thiệp bầu cử" lại được tung ra. Nhưng gần đây, một báo cáo được FBI xác nhận đã tuyên bố rằng trong cả năm bầu cử, các quan chức an ninh này đã biết rõ rằng máy tính của ông Hunter và những thông tin đáng lên án về ông ta không phải là trò lừa bịp của Nga.
Ngày 21 tháng 6 năm 2023, Nghị sĩ Adam Schiff đã bị "khiển trách công khai" trên sàn Hạ viện vì liên tục bịa đặt về cái gọi là Trò lừa bịp của Nga về ông Trump trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Điều này rất quan trọng: chỉ có hai nghị sĩ khác từng bị hình thức kỷ luật này. Thật đáng kinh ngạc khi Trò lừa bịp của Nga đã được truyền thông và phe đối lập sử dụng làm con bài trong thời gian dài như thế nào.
Ông Trump bại trận trong Cuộc bầu cử 2020
Ông Trump đã thua trước ông Joe Biden trong cuộc chạy đua cho nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 11 năm 2020. Ngay từ đầu, cuộc bầu cử này đã chìm trong tranh cãi. Đại dịch COVID đã "buộc" các quan chức bầu cử phải triển khai các quy tắc bỏ phiếu mới: bỏ phiếu qua thư, bỏ phiếu sớm, bỏ phiếu tại các địa điểm xa xôi, và kiểm phiếu gửi qua thư sau thời hạn rất lâu - điều này có lợi cho đảng Dân chủ.
Một số chính quyền tiểu bang đã làm suy yếu thẩm quyền lập pháp bằng cách cho phép những viên chức được bổ nhiệm chính trị có quyền quyết định phiếu nào được tính và phiếu nào không được tính. Một số người của phe đối lập dường như không chỉ áp dụng các quy tắc thời COVID để giành phiếu bầu mà còn tham gia vào gian lận.
Ông Trump và các đồng minh của ông đã điều tra việc bỏ phiếu ở các tiểu bang quan trọng để tìm kiếm chứng cứ gian lận và tham nhũng. Ông đã đệ đơn kiện nhiều lần về những vấn đề này nhưng không thu được thắng lợi. Tôi tin rằng có rất nhiều hoạt động bỏ phiếu đáng ngờ, nhưng số phiếu gian lận không đủ để là nguyên nhân khiến ông Trump cuộc. Ông Biden đã chiến thắng với 7 triệu phiếu chênh.
Tuy nhiên, ông Trump vẫn tiếp tục tìm mọi cách có thể để phản đối và tranh cãi về kết quả bầu cử. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn sai lầm khi khăng khăng rằng mình đã thắng.
Có một việc thật không may đã xảy ra. Ngày 6 tháng 1 năm 2020, ông Trump đã có bài phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ ông, không chấp nhận việc ông thua ông Biden trong cuộc bầu cử.
Trong bài phát biểu đó, ông kêu gọi những người ủng hộ kéo đến trước Tòa nhà Quốc hội và yêu cầu Quốc hội không chứng nhận chiến thắng của ông Biden. Ông kêu gọi đám đông hãy giữ thái độ ôn hòa. Nhưng họ đã không làm như vậy.
Đám đông đã xông vào Tòa nhà Quốc hội, buộc các nghị sỹ phải hoảng loạn bỏ chạy. Họ đã phải trì hoãn việc bỏ phiếu để chứng nhận Tổng thống mới– đây là một tội nghiêm trọng. Ông Trump không bao giờ nên có bài phát biểu đó vì việc này sẽ ám ảnh ông mãi mãi.
Sự kiện Ngày 6 tháng 1, Phần 1. Sau khi ông Trump rời nhiệm sở, đảng Dân chủ đã tiến hành luận tội ông lần thứ hai, điều chưa từng có trước đây. Và cũng chưa từng có tổng thống nào khác bị luận tội sau khi đã rời nhiệm sở. Phiên xét xử tại Thượng viện đã tuyên ông Trump vô tội trong một cuộc bỏ phiếu đầy tính đảng phái.
Sự kiện Ngày 6 tháng 1, Phần 2. Từ ngày 9 tháng 1 đến ngày 19 tháng 10 năm 2022, đảng Dân chủ đã tổ chức sáu phiên điều trần về bạo loạn ngày 6 tháng 1 năm 2021. Như thường lệ, các phiên điều trần đã được dàn xếp để chống lại ông Trump.
Phe đối lập chỉ cho phép hai đảng viên Cộng hòa làm thành viên ủy ban điều tra, cả hai đều là những người ghét Trump. Ông Trump không được phép triệu tập nhân chứng thay mặt mình đồng thời những nhân chứng tiềm năng có bằng chứng giải tội cũng không được triệu tập.
Ủy ban đã thuê các cơ quan truyền thông bên ngoài phụ trách công tác truyền thông cho phiên điều trần nhằm thu hút khán giả trên truyền hình quốc gia. Điều đó không hiệu quả. Uỷ ban đã ra thông cáo lên án ông Trump.
Sau các phiên điều trần, ủy ban này đã tiêu hủy bất hợp pháp các video và tài liệu có lợi cho ông Trump theo hướng ông không phải chịu trách nhiệm về vụ bạo lực. Ủy ban đã từ chối công bố một số lượng lớn bằng chứng, đặc biệt là những bằng chứng về vai trò của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trong vụ bạo loạn.
Các vụ xét xử cuối cùng đã tiết lộ rằng Cảnh sát bảo vệ Toà nhà Quốc hội đã tiếp tay cho những người biểu tình để họ tràn vào trong. Video cho thấy các đặc vụ FBI và người cung cấp thông tin trong đám đông đã khuyến khích đám đông vào toà nhà. Và không có vụ việc cảnh sát tử vong như thông tin loan báo trước đó.
Sự kiện Ngày 6 tháng 1, Phần 3. Ngày 6 tháng 1 năm 2024, một công tố viên đặc biệt khác, ông Jack Smith, đưa ra cáo buộc về vai trò của ông Trump trong cuộc bạo loạn tại Toà nhà Quốc hội ngày 6 tháng 1 trên cơ sở phiên điều trần của quốc hội.
Một điều cần ghi nhận cho phe đối lập là, giống như với Trò lừa bịp của Nga, họ sẽ thừa độ kiên trì để tiếp tục theo đuổi vụ việc ngày 6 tháng 1 đến chừng nào họ muốn.
Vụ án của ông Smith chỉ có một mục đích là xoá sổ ông Trump khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024. Nhưng các vụ án miễn trách nhiệm hình sự cho những kẻ bạo loạn ở Toà nhà Quốc hội và vai trò của FBI, Quốc hội và Cảnh sát Toà nhà Quốc hội được chuyển lên Tòa án Tối cao đã đẩy vụ án bạo loạn ngày 6 tháng 1 đến sau cuộc bầu cử tháng 11.
Điều đáng kinh ngạc là đã có bằng chứng cho thấy bà Nancy Pelosi có thể dập tắt cuộc bạo loạn nhưng bà ấy đã không làm vậy.
(Còn nữa)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.