Ông Lê Bình Thạnh (xã Nhơn Mỹ) cho biết: “Chiếc cầu ghỗ này do tư nhân đứng ra xây dựng và có thu phí, xe máy mỗi lượt qua về thu 2.000 đồng”.
Theo ông Thạnh, năm nào có lũ thì chiếc cầu này sẽ bị tháo dỡ để đảm bảo cho người dân qua lại và thoát khỏi nguy cơ cuốn trôi.
“Cầu có bề ngang khoảng 2 mét, chiều dài hơn 100 mét và được làm bằng gỗ, cây và sắt. Đi chiếc cầu này té dưới sông là chuyện thường xuyên, ai mà sơ ý thì té thôi”- ông Thạnh cho hay.
Hằng ngày, người dân phải “chen chúc” qua lại trên chiếc cầu sạp nhỏ được làm bằng gỗ bắc tạm bợ qua sông Kôn.
Do được xây dựng đã lâu, trong khi đó lưu lượng người qua lại ngày càng đông nên cầu xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn bị mục nát, rất nguy hiểm.
“Ngày nào tôi cũng đi bán rau ở chợ nên phải đi qua cầu này. Mỗi lần đi chợ là tốn 1.000 đồng qua cầu, tôi già rồi, mắt kém nên không dám đạp xe qua mà phải dắt bộ cho an toàn”- bà Kim Cúc (xã Nhơn Mỹ) chia sẻ.
Chiếc cầu đã có nhiều chỗ bị mục nát, hư hỏng.
Không riêng gì người lớn, mỗi ngày rất nhiều học sinh phải “liều mình” dắt nhau qua cây cầu tạm bợ để đến trường.
Những chiếc cọc cầu bằng nằm xiêu vẹo dưới sông.
Mùa mưa lũ đang đến rất gần, một cây cầu nhỏ, kiên cố để bà con đi lại, con em tự tin đến trường “nhặt chữ”…. là ước nguyện của người dân nơi đây.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.