Bắc Kạn: Ở nơi này, nông dân hối hả trồng thứ nấm gì mà việc làm có quanh năm, thu nhập đều như vắt chanh?

Chiến Hoàng Thứ năm, ngày 15/04/2021 19:08 PM (GMT+7)
Các sản phẩm nấm của HTX Hợp Giang (xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) không chỉ có bao bì, tem mác rõ ràng, mà còn được sơ chế, thậm chí chế biến sâu. Từ việc trồng và sơ chế các sản phẩm từ nấm, nhiều nông dân địa phương đã có công ăn việc làm, nguồn thu nhập ổn định.
Bình luận 0

Trong những lần hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại… của tỉnh Bắc Kạn, PV Dân Việt đặc biệt ấn tượng với các sản phẩm Trà linh sâm, nấm sò và mộc nhĩ mà HTX Hợp Giang (xã Lục Bình, huyện Bạch Thông) trưng bày, giới thiệu.

Bắc Kạn: Trồng thứ nhìn như tai người, nhiều nông dân có công ăn việc làm - Ảnh 1.

Đóng gói sản phẩm tại HTX Hợp Giang.

Thay vì được bán theo cân, bày trong rổ như vẫn thường thấy ở các phiên chợ, các sản phẩm nấm của HTX Hợp Giang đã được sơ chế, thậm chí chế biến sâu, đóng bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bắt mắt và tiện ích.

Chị Lường Thị Giang, Giám đốc HTX Hợp Giang chia sẻ, nhận thấy việc trồng nấm có thể phát triển, nhất là ở địa phương lao động nhiều mà cũng chịu thương, chịu khó, chúng tôi đã quyết định thành lập HTX để trồng, sơ chế nấm linh chi, nấm sò và mộc nhĩ.

Bắc Kạn: Trồng thứ nhìn như tai người, nhiều nông dân có công ăn việc làm - Ảnh 2.

Bắc Kạn: Trồng thứ nhìn như tai người, nhiều nông dân có công ăn việc làm - Ảnh 3.

Người lao động tạo giò nấm tại xưởng sản xuất của HTX Hợp Giang

"HTX Hợp Giang được thành lập năm 2017, hoạt động khá ổn định. Hiện nay, chúng tôi đã xây dựng được 4 cơ sở vệ tinh, mỗi điểm có diện tích nhà xưởng khoảng 2000m2 và 7-10 lao động", Giám đốc HTX Hợp Giang cho biết.

Qua việc triển khai các cơ sở vệ tinh, chi nhánh để thu mua lại các sản phẩm thô, HTX không chỉ tạo công ăn việc làm cho bà con, mà còn nhằm tập trung nguồn lực chế biến, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.

Bắc Kạn: Trồng thứ nhìn như tai người, nhiều nông dân có công ăn việc làm - Ảnh 4.

Giám đốc HTX Hợp Giang thường xuyên ghi chép, theo dõi các giò nấm tại nhà xưởng.

Chị Giang cũng chia sẻ, khi mới khởi nghiệp, HTX Hợp Giang làm rất tốt. Tuy nhiên đến năm 2019, khi tăng số lượng sản phẩm, HTX bắt đầu gặp khó khăn do chưa có kinh nghiệm sản xuất quy mô lớn, hạn chế về nhân công, quản lý, kỹ thuật, vốn...

"Cũng may HTX Hợp Giang nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ rất nhiều phía nên cũng dần khắc phục được khó khăn, hạn chế. Diện tích nhà xưởng của HTX hiện gần 10.000m2, tuy nhiên vẫn chưa được như mong muốn," chị Giang nói.

Bắc Kạn: Trồng thứ nhìn như tai người, nhiều nông dân có công ăn việc làm - Ảnh 5.

Sản phẩm được bảo quản đảm bảo an toàn thực phẩm.

Được biết, hiện các sản phẩm của HTX Hợp Giang vẫn chủ yếu là sơ chế. Mỗi ngày, HTX có thể thu 3 tạ nấm mộc nhĩ, 50-70kg nấm sò. Do nấm linh chi là sản phẩm chế biến sâu, nên mỗi tháng, HTX Hợp Giang chỉ mới xuất được khoảng 1.000 hộp Trà linh sâm. 

Các sản phẩm của HTX Hợp Giang có giá khá "mềm". Giá mộc nhĩ khô thái nhỏ là 150.000 đồng/kg, giá nấm sò là  45.000 – 50.000 đồng/kg, còn Trà linh sâm có giá 120.000 đồng/hộp. 

Sau nhiều năm, các sản phẩm của HTX Hợp Giang đã có chỗ đứng trên thị trường, có phản hồi tích cực và đều đã được gắn sao OCOP. Thậm chí có thời điểm, sản phẩm không đủ đáp ứng thị trường.  

Bắc Kạn: Trồng thứ nhìn như tai người, nhiều nông dân có công ăn việc làm - Ảnh 6.

Giám đốc HTX Hợp Giang giới thiệu sản phẩm nấm với Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn.

Chị Giang chia sẻ, để tạo ra các sản phẩm từ nấm có giá trị cao hơn, rất cần có cơ sở sơ chế, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, nâng cao năng lực lãnh đạo...

"Mong rằng HTX Hợp Giang sẽ được tạo điều kiện về quỹ đất để xây dựng cơ sở vệ tinh. Đồng thời, mong HTX sẽ được lãnh đạo các địa phương quan tâm, tập trung nguồn hỗ trợ để phát triển các chi nhánh, có vậy mới có thể sơ chế, chế biến sâu", Giám đốc HTX Hợp Giang cho biết thêm.

Chương trình OCOP đã làm thay đổi tư duy của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hóa. Trước đây, bà con nông dân chỉ phơi khô nấm, mộc nhĩ, bỏ trong túi nilon mang bán, để cả chân nấm rất xấu, khó sử dụng. Nhưng hiện nay, sản phẩm đã được cải thiện đến mức thái nhỏ, sấy khô, cắt sạch sẽ, chỉ việc mở lấy ra ngâm là có thể sử dụng. Khi có một sân chơi, người nông dân Bắc Kạn vô cùng sáng tạo. Có những sản phẩm chúng tôi không nghĩ rằng bà con có thể sáng tạo được một cách chuyên nghiệp như thế.

(Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem