Bắc Ninh: Tranh Đông Hồ gà lợn vẫn nét tươi trong nhưng lòng nghệ nhân canh cánh nỗi lo phía trước

THDV Thứ ba, ngày 10/08/2021 05:24 AM (GMT+7)
Làng Mái là tên xưa của làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh, là cái nôi sinh ra nghề tranh dân gian Đông Hồ. Mang vẻ đẹp mộc mạc say đắm của của văn hóa làng quê Việt Nam nhưng các nghệ nhân tranh Đông Hồ đang canh cánh nỗi lo mai một khi giới trẻ không đam mê theo nghề...
Bình luận 0

 Tranh Đông Hồ mang đậm âm hưởng văn hóa của làng quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ nhưng ẩn chứa trong đó là những giá trị nhân văn và ý nghĩa sâu sắc.

Hỡi cô thắt lưng bao xa

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có ao tắm mát có nghề làm tranh....

Làng Mái là tên xưa của làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện nay, nơi đây được coi là cái nôi sinh ra nghề tranh dân gian Đông Hồ từ nhiều thế kỷ trước. 

Tranh Đông Hồ của làng Mái được tạo nên từ nhiều công đoạn, mà trong đó đòi hỏi sự khéo léo, am hiểu của người làm tranh. 

Tranh Đông Hồ mang đậm âm hưởng văn hóa của làng quê Việt Nam một vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ nhưng ẩn chứa trong đó là những giá trị nội dung và ý nghĩa sâu  sắc và chính điều đó là cái hồn cái nét riêng của văn hóa làng quê Việt Nam. 

Clip: Tranh Đông Hồ: Nét đẹp mộc mạc trong văn hóa làng quê Việt Nam

Tranh Đông Hồ đều vẽ ở một cái nghệ thuật mà ngày xưa các cụ gọi là đơn tuyến bình đồ, Đơn có nghĩa là rất đơn giản, bình là trên một mặt phẳng, đơn tuyến bình đồ là bức tranh vẽ rất đơn giản như vậy nhưng vẽ ở trạng thái động, đây là một trạng thái rất khó mang tính nghệ thuật cao….

Tranh Đông Hồ: Nét đẹp mộc mạc trong văn hóa làng quê Việt Nam - Ảnh 2.

Tranh "Đám cưới chuột", một trong những biểu tượng nổi tiếng của dòng tranh Đông Hồ. Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Từ xưa đến nay, khi nhắc đến giá trị tư tưởng của bức tranh "Đám cưới chuột" nổi tiếng của làng tranh Đông Hồ, người ta nói nhiều đến sự đấu tranh giai cấp trong xã hội phong kiến. 

 Nhân vật mèo cường hào ác bá, họ hàng nhà chuột thấp cổ bé họng cả đời không được sống yên thân vì lo sợ sẽ bị mèo ăn thịt. 

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, bức tranh còn một màu sắc khác, màu sắc mang tính triết học mà giản dị của sự cộng sinh và chính điều này tạo nên những giá trị tư tưởng mang đậm văn hóa Việt. 

Nhìn vào bức tranh "Đám cưới chuột", ai cũng có thể thấy một ngày hội rực rỡ đang diễn ra. Gia đình nhà chuột không có vẻ gì cáu kỉnh, chỉ hơi nghiêm túc hơn một chút vì ít nhiều đó cũng là thời khắc của một đám cưới. 

 Nhân vật mèo nhận lễ trong tư thế trang trọng, có đôi chút dò xét nhưng cũng tỏ rõ thái độ tôn trọng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng mới. 

Theo thang bậc của tự nhiên, sự chia sẻ này là cách để họ hàng nhà chuột giải quyết mâu thuẫn tự sinh giữa chuột và mèo. Họ hàng nhà chuột, vốn hiểu sự yên ổn của mình cần có cả sự no đủ của mèo nên đã "mừng mà làm" ("hưng tác", chữ trên đầu nhân vật chuột thứ hai).

Tranh Đông Hồ: Nét đẹp mộc mạc trong văn hóa làng quê Việt Nam - Ảnh 3.

Tranh "Đàn lợn", thể hiện sự no ấm, sung túc. Tranh thường được treo tại nhà với ý nghĩa mong cầu sự đầy đủ cho gia chủ. Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Nguy cơ mai một làng tranh Đông Hồ

Clip: Nguy cơ mai một làng nghề truyền thống tranh Đông Hồ.

Tuy vậy, làng nghề truyền thống tranh Đông Hồ đang đứng trước những thách thức mai một. Trong nhiều năm gần đây, làng nghề tranh Đông Hồ từ chỗ có tới hàng trăm hộ làm tranh thì nay chỉ còn vỏn vẹn vài ba hộ, những hộ khác thì dần chuyển sang nghề làm hàng mã.

Tình yêu nghề vẫn còn đấy, tâm huyết vẫn còn đấy thế nhưng những hộ gia đình làm tranh cũng không thể theo đuổi nghề khi đứng trước vấn đề kinh tế. Đó cũng chính là lý khiến nhiều thế hệ trẻ tại làng không thể theo nghề.

Tranh Đông Hồ: Nét đẹp mộc mạc trong văn hóa làng quê Việt Nam - Ảnh 5.

Tranh "Đàn gà", một bức tranh với độ khó về mầu sắc và cách thức thể hiện. Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tranh Đông Hồ: Nét đẹp mộc mạc trong văn hóa làng quê Việt Nam - Ảnh 6.

Tranh "Đánh ghen", một trong những tác phẩm kinh điển của tranh Đông Hồ. Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tranh Đông Hồ: Nét đẹp mộc mạc trong văn hóa làng quê Việt Nam - Ảnh 7.

Tranh "Hội thi vật", miêu tả đời sống làng quê Việt Nam nhiều thế kỷ trước. Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Sau nhiều thế kỷ, tranh Đông Hồ đã trải qua nhiều giai đọan thăng trầm khác nhau, thế nhưng giá trị văn hóa và cái hồn, cái cốt trong từng bức tranh vẫn được các nghệ nhân trong làng gìn giữ như một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của vùng Kinh Bắc xưa.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem