Biên ải xa mà gần

Thứ tư, ngày 08/08/2012 06:55 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Huyện vùng cao Nam Giang phía tây tỉnh Quảng Nam, nơi có một cửa khẩu nối với huyện Đắc Chưng (Xê Kôông, Lào) hàng trăm năm qua vẫn là vùng biên viễn xa xôi còn nhiều khốn khó. Có dấu chân bộ đội, cuộc sống của đồng bào nơi đây thay đổi từng ngày…
Bình luận 0

Đường lên núi

Trường Sơn mùa này đang là mùa mưa. Ngược theo con đường Đông Trường Sơn, chúng tôi đến với huyện vùng cao Nam Giang của tỉnh Quảng Nam. Nam Giang là một huyện miền núi, mới tách của huyện Hiên cũ, nên vẫn còn vô vàn khó khăn. Dẫu đã được đầu tư nhiều, song cơ sở hạ tầng vẫn chưa có gì đáng kể. Ngoài thị trấn Thạnh Mỹ và khu trung tâm hành chính huyện, các xã của huyện đều còn rất nghèo, đời sống người dân còn khốn khó.

img
Thị trấn A Bát hiện ra trong mờ ảo...

Đường lên biên giới gồm các xã Tà Bhinh, La Dêê, Đắc Tôi và La Êe, nơi những bản làng tạc vào dáng núi như một bức tranh thủy mặc gắn kết cùng rừng cách Đà Nẵng chừng 200km. Con đường 14D dẫn lên cửa khẩu Nam Giang đang được đầu tư xây dựng, có đoạn là đường nhựa, đoạn là đường bê tông khang trang, nhưng phần nhiều vẫn là đường đất.

Thi thoảng gặp những chiếc xe biển số nước ngoài chạy chầm chậm, đất bùn phủ kín xe một màu nâu đỏ đặc trưng, chỉ chừa những khoảng kính có cần gạt nước được lau sạch cho cánh lái xe thấy đường. Dọc con đường lên, thi thoảng có người bạn đường cùng “lên núi”. Đó là một thầy giáo “cõng chữ lên non”.

Một anh xe tải chở nhu yếu phẩm hay văn hóa miền xuôi lên với vùng cao… Tất cả đều chung cảm giác gần gũi, thân quen dù chưa một lần gặp gỡ. Hai bên đường, rừng rậm của Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Tranh như những cánh tay khổng lồ, chỉ chờ chực nuốt chửng con người nhỏ bé vào trong nó.

Mây núi phủ mờ dọc đường đèo, nhìn người đi vào trong màn sương núi tựa hồ như đi vào cõi hư vô, huyền ảo. Ở độ cao trên 1.300m, giữa đại ngàn mây núi ấy mới thấy con người ta sao nhỏ bé và mong manh. Sự liều lĩnh của những người mê khám phá cuối cùng cũng chiến thắng nỗi sợ hãi. Để rồi vượt qua 6 giờ đồng hồ, với chặng đường dài gần 90km tính từ huyện lỵ, chúng tôi đã có mặt ở thị tứ miền biên ải.

Thủ phủ giữa rừng

Gần 8 giờ tối, trong sương đêm dày đặc lất phất bay những hạt bụi nhỏ li ti, thị tứ vùng biên nhập nhòa ánh điện. Từ trên đầu con dốc dài, thị tứ A Bát hiện ra mờ ảo, nhưng cũng đủ để cho những người miền xuôi đi cả quãng đường dài vắng bóng người mừng rơi nước mắt.

Thị tứ rất đông đúc, là trung tâm của 8 xã vùng cao của huyện Nam Giang, là ngã tư giao thương của các xã và của cả nước bạn Lào. Nơi đây cơ sở vật chất đang được đầu tư với hệ thống điện, đường, trường, trạm khá hoàn chỉnh. Thị tứ A Bát có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại và dịch vụ. Phát huy lợi thế này, A Bát xác định: Thương mại - dịch vụ là hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của cả khu vực vùng cao này. Các hộ tham gia vào lĩnh vực đã góp phần tạo sự khởi sắc cho thị trấn. Các kiốt, sạp tạp hóa, quầy bán điện tử, cửa hàng dịch vụ ăn uống,... mọc lên ngày càng nhiều.

Hơn mười năm trước, A Bát chỉ là một ngã tư với lèo tèo vài ngôi nhà xập xệ. Nhưng A Bát hôm nay thay đổi đến ngỡ ngàng. Từ một vùng đất khó, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Hơn mười năm trước, A Bát chỉ là một ngã tư với lèo tèo vài ngôi nhà xập xệ. Nhưng A Bát hôm nay thay đổi đến ngỡ ngàng. Từ một vùng đất khó, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Số hộ đói triền miên đã không còn. Hơn 70% số hộ dân nơi đây đã có các phương tiện nghe nhìn hiện đại, gần 90% có phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa. Y tế và giáo dục đã có nhiều tiến bộ đáng khích lệ với việc đưa con em đến trường, cũng như công tác chăm sóc sức khỏe được nâng cao rõ rệt, bộ mặt làng xã đã được thay đổi đáng kể.

Ông Thái Đình Bè - Chủ tịch UBND xã Chà Val cho biết: “Hiện tại trên địa bàn xã đã không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn 15 hộ, 100% hộ dân được nghe đài phát thanh, 70% hộ dân có tivi, bình quân 50 người dân/máy điện thoại, 70% dân được sử dụng nước sạch… Để có một thị tứ như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc nơi đây, còn phải kể đến sự giúp đỡ, quan tâm thường xuyên của các ngành, các cấp và sự đóng góp của nhân dân”.

Trước sự tham gia ngày càng nhiều của các hộ dân buôn bán trong và ngoài địa bàn tỉnh, khu vực trung tâm A Bát đang được xây dựng thành Trung tâm Thương mại cửa khẩu Nam Giang với quy mô lớn hơn, khang trang hơn có thể đáp ứng nhu cầu cho các hộ kinh doanh, để phát triển kinh tế - xã hội vùng biên. Hy vọng với sự quy hoạch và đầu tư đồng bộ của các cấp uỷ, chính quyền, trung tâm A Bát sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, để xứng đáng là thủ phủ của miền biên giới phía tây xứ Quảng...

Bài 2: Vươn lên từ đất khó

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem