Mỗi năm trang trại đem về cho gia đình ông hơn 350 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Ngày ấy, nhìn vợ tần tảo chăm lo cho mình và các con khiến ông không đành lòng. Quyết tâm làm một thương binh "tàn nhưng không phế", ông Trung một mình lặn lội khắp nơi tìm hiểu mô hình làm ăn khá giả của bạn bè chiến đấu năm xưa. Sau khi đã học hỏi được kinh nghiệm, ông Trung quan sát thấy vùng đồi núi ở thôn Khương Mỹ có vị trí thuận lợi, nơi đây đất đai phì nhiêu, nếu khai hoang để làm trang trại sẽ có điều kiện làm giàu, ông bàn với vợ vay vốn ngân hàng rồi mua lại đất của bạn bè hết 20 cây vàng.
|
Ông Trung giới thiệu khu nuôi heo rừng của mình. |
Có đất, ông cất căn chòi nhỏ, thức khuya dậy sớm khai hoang. Ông đào 4.000m2 đất thành 2 ao để nuôi cá quả, cá rô phi, 800m2 đất ông rào lưới sắt cẩn thận nuôi 50 con heo rừng, xây chuồng trại theo hướng công nghiệp trên diện tích 600m2 nuôi 200 con heo nái. Vịt, gà ta, ông nuôi thả vườn hơn 1.000 con. Ngoài chăn nuôi, ông Trung còn trồng 15ha keo lá tràm để bán lấy gỗ. Để nuôi heo phù hợp với vùng đất đồi, ông Trung lấy giống chủ yếu ở một cơ sở huyện Quế Sơn (Quảng Nam), chuồng trại chăn nuôi được ông xây thoáng mát. Riêng heo rừng, ông thả nuôi dưới tán cây rậm, có nơi trú ẩn cao tránh thời tiết mưa lũ.
Hàng ngày, khoảng 3 giờ sáng ông thức dậy để về lại dưới thành phố Đà Nẵng chở nước cơm, cám gạo vợ thu gom và mua lại. Với gà ta, vịt thả vườn, ông để phát triển tự nhiên, cách vài tháng, ông kiểm tra tiêm ngừa, đề phòng dịch bệnh. Khoảng 5 tháng, ông thu hoạch cá bán cho các công ty chế biến thủy sản ở Đà Nẵng đến tận nơi mua. Heo, ông bán cho các cửa hàng, thương lái mua thịt. Gà ta, vịt thả vườn, ông cung cấp cho siêu thị. Riêng keo lá tràm, sau 6 năm trồng, ông bán gỗ cho các nhà máy giấy.
Ông Trung tiết lộ: “Tới đây, tôi sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng trang trại...".
Nguyễn Lánh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.