Bỏ Tết Ta, ăn theo Tết Tây: Nghệ sĩ nói "lạ đời"

Chủ nhật, ngày 05/01/2014 09:31 AM (GMT+7)
Chiều 4.1, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với các nghệ sĩ xung quanh ý kiến gộp Tết dương lịch và Tết âm lịch vào một cái Tết chung.
Bình luận 0

NSƯT Nguyễn Quốc Chiêm: Không thể gộp 2 tết làm một

NSƯT Nguyễn Quốc Chiêm - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội bày tỏ quan điểm: Không thể gộp 2 tết làm một.

"Bởi tết dương lịch là của người Tây, còn tết âm lịch là của người Việt Nam là tết truyền thống từ lâu đời. Một điều nữa tôi muốn nói đến, bây giờ xã hội càng phát triển, càng hội nhập thì nhu cầu vui chơi, giải trí, thậm chí đi du lịch thì đó là nhiệm vụ, là sự phát triển đương nhiên của xã hội, phải có chơi, có làm, có ăn. Và gộp 2 tết làm một, thì sẽ mất đi cái nét riêng của tết truyền thống cũng như nét riêng của tết dương lịch", ông Quốc Chiêm lý giải quan điểm của mình.

Ông Quốc Chiêm còn băn khoăn: "Chưa kể nếu có gộp, thì theo bạn gộp như thế nào, gộp Tết dương lịch vào Tết âm lịch hay gộp tết âm lịch vào tết dương lịch. Đây sẽ lại là một câu hỏi đau đầu và cũng sẽ gây nhiều tranh cãi, cũng sẽ là một sự vô lý nữa nếu như 2 cái tết gộp làm một".

>>Diễn đàn quanh chuyện "Bỏ Tết Ta, ăn theo Tết Tây"<<

Nhà văn Bắc Sơn: Phải có nghỉ ngơi để hiệu quả công việc tốt hơn

Nhà văn Bắc Sơn (phải) và ca sĩ Tùng Dương bày tỏ về chuyện gộp 2 tết thành 1.
Nhà văn Bắc Sơn (phải) và ca sĩ Tùng Dương bày tỏ về chuyện gộp 2 tết thành 1.

Để rộng đường cùng bạn đọc sẻ chia ý kiến và quan điểm trước đề xuất Liệu có nên gộp chung Tết dương lịch và Âm lịch vào làm một, Dân Việt xin mở Diễn đàn: "Có nên gộp chung Tết Dương lịch và Tết Âm lịch".

Mọi đóng góp và ý kiến sẻ chia xin gửi vào hòm thư baodanviet@gmail.com

Bài viết của bạn đọc sẽ hưởng nhuận bút theo quy định.

Chia sẻ với PV Dân Việt, nhà văn Bắc Sơn thể hiện không đồng tình với đề xuất gộp 2 cái tết: "Cách đây khoảng 40 năm, đã có người có ý kiến bỏ tết âm lịch, nhưng rốt cuộc cũng không nhận được nhiều đồng tình cũng như không thể thực hiện được. Bởi tết âm lịch là cái tết cổ truyền, mang tinh thần dân tộc rất cao, nên nếu gộp làm một thì còn có ý nghĩa gì của tết cổ truyền nữa. Còn nói rằng nếu cứ để nghỉ 2 tết là lãng phí và không tiết kiệm thì cũng không phải, bởi có những nước họ còn nghỉ bắt đầu thí điểm từ nửa buổi thứ bảy, sau đó nghỉ cả ngảy thứ 7 và chủ nhật có gọi là lãng phí đâu. Các nước đó họ quan niệm để làm việc hiệu quả, cũng nên có thời gian nghỉ ngơi, giải trí và đi du lịch".

Ca sĩ Tùng Dương: Một ý kiến lạ đời

Theo tôi không nên gộp 2 cái tết lại làm 1, bởi Tết âm là tết âm, tết dương là tết dương, chúng ta nên tách bạch, rõ ràng và nên để thuận theo đúng tự nhiên thì hay hơn. Tết dương lịch có cái hay của Tết dương lịch, vì nó sẽ là một năm tổng kết những biến động cũng như chuyển biến trong công việc, cũng cần nghỉ ngơi, giải trí. Còn Tết âm lịch, là tết cổ truyền của người Việt Nam, là cái tết có dư vị riêng từ ngàn đời nay truyền lại. Nếu giờ chúng ta gộp 2 cái tết làm một sẽ mất đi tính thiêng liêng của 2 cái tết, vì vậy theo tôi không nên gộp 2 cái tết làm một và tôi cho đây là một ý kiến lạ đời.

Liên quan đến đề xuất gộp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, quan điểm của bạn là:

img img
img

Thanh Hà (Thanh Hà)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem