Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị ngộ độc chì

Chủ nhật, ngày 13/05/2012 07:47 AM (GMT+7)
Dân Việt - Ngày 10.5, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì gửi các Sở y tế và bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Đây là phác đồ nhằm điều trị cho hàng loạt trẻ em bị ngộ độc chì do uống thuốc cam trôi nổi trong thời gian gần đây.
Bình luận 0

Theo phác đồ, chì rất độc hại cho cơ thể. Người dân có thể nhiễm chì qua nhiều nguồn khác nhau như thuốc cam, thuốc tưa lưỡi lưu hành bất hợp pháp có chì (hồng đơn); son có chì; môi trường sống có chì (ô nhiễm đất, nước, không khí từ hoạt động công nghiệp có chì, hệ thống ống dẫn nước bằng chì); nghề có nguy cơ cao phơi nhiễm chì (sửa chữa bộ tản nhiệt động cơ, sản xuất thuỷ tinh, hướng dẫn tập bắn, thu gom đạn, nung, nấu chì, tinh chế chì, đúc, cắt chì, sơn, công nhân xây dựng (làm việc với sơn chì)..v.v..

img
Người dân xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm vẫn nấu chì và thiếc tại nhà.

Đối với trẻ em, nếu nồng độ chì trên 70 μg/dL có thể gây hội chứng não cấp. Hội chứng não cấp dễ gây tử vong hoặc di chứng thần kinh, tâm thần nặng nề: tỷ lệ tử vong là 65% khi chưa có thuốc gắp chì và giảm xuống <5% khi="" có="" các="" thuốc="" gắp="" chì="" có="" hiệu="" quả,="" 25-30%="" trẻ="" sẽ="" bị="" di="" chứng="" vĩnh="" viễn="" bao="" gồm="" chậm="" phát="" triển="" trí="" tuệ="" (mất="" khả="" năng="" học="" tập="" và="" tự="" phục="" vụ),="" co="" giật,="" mù,="">

Còn nồng độ chì máu: 45 – 70 μg /dL gây tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, bỏ chơi, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, nôn từng lúc.

Đối với người lớn, nếu nồng độ chì máu: >100 μg /dL có thể gây các bệnh lý về não như hôn mê, co giật, trạng thái mù mờ, sảng, rối loạn vận động khu trú, đau đầu, phù gai thị, viêm thần kinh thị giác, dấu hiệu tăng áp lực nội sọ), có thể liệt dây thần kinh ngoại biên, cơn đau quặn bụng, nôn, thiếu máu và các bệnh lý về thận.

Nồng độ chì máu từ 70- 100 μg /dL gây đau đầu, mất trí nhớ, giảm tình dục, mất ngủ, mất cảm giác, đau bụng, chán ăn, thiếu máu, đau cơ, đau khớp, bệnh thận mãn tính. Mức độ nhẹ cũng gây mệt mỏi, hay buồn ngủ, giảm trí nhớ, thiếu máu, giảm khả năng sinh sản, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hoá. Ngộ độc chì cũng khiến nam giới giảm số lượng tinh trùng, nữ giới tăng nguy cơ sảy thai…

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lần này chia cụ thể ở trẻ nhỏ và người lớn. Việc điều trị sẽ bao gồm điều trị các triệu chứng kèm theo, rửa ruột, gắp dị vật chì (nếu nuốt phải), chỉ định rõ thuốc dùng để thải độc chì, hướng dẫn theo dõi triệu chứng, tác dụng phụ của thuốc, đồng thời chỉ định rõ cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Nếu mẹ bị nhiễm độc chì tốt nhất không nên cho con bú; cần xét nghiệm chì trong sữa, nếu chì sữa không đáng kể mới cho trẻ bú. Phụ nữ đang bị nhiễm độc chì không nên có thai, chỉ nên có thai khi chì trong máu là dưới 10 μg/dL.

Phác đồ cũng quy định các cơ sở y tế cần tuyên truyền, tăng cường phòng độ độc chì cho người dân. Người dân khi có bệnh chỉ nên đi khám ở cơ sở y tế có đăng ký và dùng thuốc lưu hành hợp pháp. Đồng thời, nên loại bỏ các sản phẩm có nguy cơ ngộ độ chì trong đời sống, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Trẻ ở nơi có ô nhiễm chì, ngoài việc vệ sinh môi trường cần tăng cường các chất khoáng cần thiết như kẽm, sắt, canxi, magie vào khẩu phần ăn cho trẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem