Ca khúc “Đại tướng Võ Nguyên Giáp” vang lên tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, đêm 6.10 trong phần mở màn của chương trình BHYT tháng 10.2013 đã khiến hàng triệu khán giả xúc động.
.
Thưa nhạc sĩ, nhạc sĩ có thể chia sẻ hoàn cảnh sáng tác ca khúc "Đại
tướng Võ Nguyên Giáp"?
- Tôi nghĩ đây là cái duyên rất tự nhiên mà tôi có được. Cách đây 3 năm tôi nhận lời làm vở kịch “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên”. Đây là một vở kịch nói
về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tinh thần của Đại tướng và phản ánh về trận chiến
Điện Biên Phủ năm 1954.
Ca khúc "Đại tướng Võ Nguyên Giáp" nằm trong vở kịch này
chứ không phải khi Đại tướng mất tôi mới nghĩ và sáng tác.
Tuy nhiên ca khúc này chỉ được dùng cho đoạn kết của vở
kịch nên tôi cảm thấy tiếc sau khi vở kịch kết thúc. Tôi suy
nghĩ sau đó tôi có sửa sang ca khúc, tôi đã thêm dàn kèn đồng để miêu tả sự
hào hùng của quân sĩ, dàn trận… rồi tôi mời các nghệ sĩ, các dàn nhạc đến để thu âm.
Sau khi
thu âm xong, tôi không dám
trình diễn ở ngoài mà chỉ để nghe đi nghe lại tại nhà cùng các đồng nghiệp và
bạn bè. Cho đến hôm 4.10, khi biết tin Đại tướng mất, tôi mới dám gửi nhạc sĩ Tuấn Phương –
Phó Trưởng ban văn nghệ Đài THVN.
Ca khúc này khi được biểu diễn mở màn trong chương trình
BHYT không nằm trong kế hoạch trước đó, vì vậy việc luyện tập huy động ca
sĩ và các cháu thiếu nhi quận Ba Đình có
gặp khó khăn?
- Đúng là không nằm trong kế hoạch từ trước, rất đột xuất, nên
cập rập cho tôi và cả ê kíp. Tôi đã điện cho ca sĩ Vũ Thắng Lợi ở trong
Vinh bay ra Hà Nội nhưng từ hôm trước đó, rất nhiều người nghe tin Đại tướng
mất đã mua vé và ra Hà Nội viếng Đại tướng, vì vậy mà Vũ Thắng Lợi không thể
mua vé buổi sáng được.
Tôi lo lắm, nghĩ trong đầu bảo không biết phải làm sao,
nhưng rồi rất may, đúng 19h, Vũ Thắng Lợi đã có mặt tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt
Xô, rồi huy động làm sao được gần 20 cháu thiếu nhi và 10 cựu chiến binh, 5
nam, 5 nữ vào cái buổi chiều muộn của ngày nghỉ Chủ nhật.
Hôm đó, mọi người đều rất
đồng lòng, đều rất cố gắng, ai cũng làm tốt như cùng
muốn thể hiện sự tiếc thương với lòng kính trọng nhất.
Đứng sau cánh gà, tôi
nhìn thấy những ánh mắt rưng rưng, sự im lặng khi nghe giai điệu về ca khúc
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp” cất lên.
Cảm xúc nào đã khiến nhạc sĩ viết lên ca khúc hào hùng đến
vậy?
- Phải nói thật, tôi không được biết nhiều về chiến
tranh, chưa thể cảm nhận được thì đã hòa bình, thống nhất đất nước. Vì vậy cảm xúc về trận chiến, về vị tướng tôi có
được là nhờ lời kể của nhà văn, đạo diễn của vở kịch Nguyễn Quang Vinh.
Chính nhà văn Nguyễn Quang
Vinh đã thổi hồn cho sáng tác của tôi bằng những câu chuyện về Đại tướng, về trận chiến Điện
Biên Phủ trong 3 đêm liên tiếp, những câu chuyện về tính cách, suy nghĩ, sinh hoạt
trong cuộc sống của từng nhân vật, đặc biệt sự phân tích tỉ mỉ về con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp, về sự
trăn trở của Đại tướng trong những quyết định sống còn của trận chiến...
Và tôi đã sáng tác ca
khúc "Đại tướng Võ Nguyên Giáp" trong hoàn cảnh đó.
Nhạc sĩ ấn tượng điều gì nhất về Tướng Giáp?
- Tôi ấn tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về sự khiêm nhường,
cách sống giản dị của vị tướng lừng danh không chỉ trong nước mà cả thế
giới.
Tôi vẫn nghĩ, Đại tướng là một vị anh hùng qua 2 trận chiến là điều hiển
nhiên rồi, nhưng cho đến khi Đại tướng mất, Đại tướng thọ 103 tuổi và gần ấy
thời gian, Đại tướng chiến đấu với bệnh tật, đấu tranh với tuổi già có thể gọi Đại tướng
là anh hùng một lần nữa.
Có một câu nói mà tôi cũng rất ấn tượng, tôi coi đó là
câu nói bất hủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là "Chúng tôi khao khát hòa
bình, và chiến đấu vì hòa bình".
Xin cảm ơn nhạc sĩ!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.