Cây cổ thụ
-
Ngoài giá trị sinh học, giá trị kiến trúc, mỹ quan… trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cây thị hơn 600 năm tuổi tại làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) còn là căn cứ hoạt động cách mạng.
-
Đến với chùa Trầm (Hà Nội), người dân sẽ bắt gặp một phong cảnh non nước hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc, với bóng núi ôm sông, các con đường nhỏ uốn lượn và hàng cây cổ thụ xanh mát vi vu đón gió....
-
Cây gạo cổ thụ nằm trong khuôn viên đền Mõ (xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng). Cây gạo này được biết đến là Cây Di sản đầu tiên của Hải Phòng với tuổi đời cao nhất Việt Nam - gần 740 tuổi ...
-
Rừng lim xanh nổi tiếng thuộc hai thôn Bắc Sơn và Thái Học, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá được trồng từ thời Pháp. Nhiều cây gỗ lim lớn, có giá trị cao không chỉ về kinh tế, mà còn về nguồn gen sinh học.
-
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, 2 cây dầu rái ước chừng 700 năm tuổi ở vùng Bảy Núi, ấp Tô An, thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
-
Trong làn sương mờ ảo hàng trăm cây cổ thụ như: Cây đa, bồ đề, lộc vừng,…được cá nhân, gia đình, tổ chức trồng lưu niệm tại đỉnh Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) hiện hữu. Đặc biệt, về mùa này làn sương huyền ảo bao phủ khắp đỉnh núi Nưa, ngọn núi linh thiêng, huyền bí ở xứ Thanh.
-
Bên Quốc lộ 7A, đoạn qua địa bàn xã Tam Đình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có một cánh rừng săng lẻ diện tích hơn 214 ha. Nơi đây, những cây săng lẻ khổng lồ vươn mình thẳng tắp lên bầu trời xanh biếc đẹp như trong phim.
-
Có tuổi đời hơn 300 năm, tồn tại qua năm tháng và bom đạn chiến tranh, cây thị tại chùa Hướng, tổ dân phố Hướng, phường Thọ Xương, TP Bắc Giang (Bắc Giang) được công nhận là “Cây cổ thụ có giá trị lịch sử - văn hóa”.