Một khu rừng lim xanh trăm năm tuổi nổi tiếng Thanh Hóa, cả làng xem như báu vật

Hữu Dụng Thứ sáu, ngày 02/06/2023 18:45 PM (GMT+7)
Rừng lim xanh nổi tiếng thuộc hai thôn Bắc Sơn và Thái Học, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá được trồng từ thời Pháp. Nhiều cây gỗ lim lớn, có giá trị cao không chỉ về kinh tế, mà còn về nguồn gen sinh học.
Bình luận 0

Cả làng ngày đêm giữ rừng lim xanh trăm năm tuổi, xem như báu vật ở xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá.

Rừng lim xanh có tuổi đời trăm năm này ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa được người dân nơi đây xem là báu vật nên được dân làng bảo vệ nghiêm ngặt.

Cả làng cùng nhau bảo vệ rừng lim quý

Lim xanh Thanh Hóa là loài cây gỗ bản địa quý, chất lượng gỗ lim xanh nơi này nổi tiếng cả nước nhưng bị khai thác quá mức nên hiện nay số lượng còn rất ít. 

Tuy nhiên, tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá lại có một rừng lim xanh được trồng từ thời Pháp thuộc vẫn được người dân nơi đây bảo vệ nghiêm ngặt, trở thành "báu vật" của dân làng.

Rừng lim xanh trăm năm tuổi ở xứ Thanh được người dân xem như “báu vật” - Ảnh 2.

Rừng lim xanh trăm năm tuổi còn lại ở xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá.

Theo người dân xã Cẩm Tú, huyện cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá thì rừng lim xanh này có tuổi đời khoảng 100 năm tuổi và hiện được xem là rừng lim xanh còn lại lớn nhất tại Thanh Hoá, với diện tích 24,4 ha ở hai thôn Bắc Sơn và Thái Học, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá.

Đối với người dân xã Cẩm Tú, huyện cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá thì rừng lim xanh này không chỉ là minh chứng cho nỗ lực giữ rừng của dân làng nơi đây, mà còn là kỷ niệm về một thời khốn khó, từ khi người dân mới đến đây khai hoang và phát triển như ngày nay.

Rừng lim xanh trăm năm tuổi ở xứ Thanh được người dân xem như “báu vật” - Ảnh 3.

Hàng ngày người dân ở xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá luôn có ý thức và cảnh giác xem có người lạ vào rừng lim xanh hay không.

Theo ông Đỗ Xuân Lĩnh (66 tuổi) ở thôn Bắc Sơn xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá người được giao khoán và trông coi hơn 4 ha rừng lim xanh nói, hiện rừng lim này có gần 1.300 cây lim xanh, đường kính từ 60 – 150 cm, nhiều cây lim xanh có thân to phải 2 – 3 người lớn mới ôm xuể.

"Lim xanh thuộc nhóm gỗ quý hiếm nên được định vị từng cây. Rừng lim này được chính quyền địa phương và người dân trong làng cùng nhau bảo vệ. Người dân thôn Bắc Sơn còn lập ra hương ước, nghiêm cấm người vào rừng chặt hạ cây. Từ năm 1993, toàn bộ diện tích rừng lim xanh được giao khoán cho 9 hộ dân trông coi, chăm sóc. Hiện nay, xen lẫn trong rừng lim xanh nơi đây còn có nhiều loài gỗ như xoan, lát, sến, táu..." – ông Lĩnh cho biết.

Rừng lim xanh trăm năm tuổi ở xứ Thanh được người dân xem như “báu vật” - Ảnh 4.

Những cây lim xanh con mọc lên.

Để bảo vệ tốt rừng lim xanh, định kỳ hàng tuần cán bộ kiểm lâm địa bàn sẽ cùng tổ bảo vệ gồm đại diện 9 gia đình có rừng và chính quyền địa phương đi kiểm tra từng khu khoảnh của cánh rừng. Còn hàng ngày người dân trong xã Cẩm Tú sẽ cùng 9 hộ được giao khoán, trông coi và có nhiệm vụ đi tuần bất kể lúc nào để cùng bảo vệ và kiểm tra rừng lim xanh.

Một ông nông dân Thanh Hóa 30 năm giữ rừng lim xanh

Hiện rừng lim xanh trên nằm ngay đường liên huyện từ xã Cẩm Tú đi huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hoá) và chỉ cách mặt đường nhựa chưa đầy 10m, nhưng những gốc lim xanh xù xì lớn nhỏ khác nhau vẫn còn ở nơi này, không khỏi làm cho nhiều người ở nơi xa đến đây ngỡ ngàng và ấn tượng với những bóng cây cổ thụ vươn cành che rợp cả lối đi.

Rừng lim xanh trăm năm tuổi ở xứ Thanh được người dân xem như “báu vật” - Ảnh 5.

Theo ông Đỗ Xuân Lĩnh rừng lim xanh này có từ thời Pháp thuộc.

Ông Đỗ Xuân Lĩnh (66 tuổi) ở thôn Bắc Sơn xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá người 30 năm nay đã ngắn bó bảo vệ rừng lim xanh này cho biết, hiện rừng lim xanh được chia thành 9 khoảnh nhỏ để giao cho từng hộ và nhóm hộ nhận bảo vệ, chăm sóc. 

Gần như ngày nào chúng tôi cũng men theo lối mòn, tuần tra kiểm đếm số cây trong rừng lim. Nếu thấy người lạ xuất hiện gần khu rừng lim, thì người dân địa phương sẽ gọi điện báo lên chính quyền xã và kiểm lâm địa bàn ngay lập tức. 

Trước đây, nhiều trường hợp khả nghi đã lân la đến gần khu rừng lim xanh này nhưng vì người dân phát hiện nên bỏ đi. Chính vì, vậy rừng lim xanh nơi đây vẫn luôn được giữ gìn và phát triển đến ngày nay.

Rừng lim xanh trăm năm tuổi ở xứ Thanh được người dân xem như “báu vật” - Ảnh 6.

Những thân lim xanh ở xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá phải 2 - 3 người ôm mới xuể.

Nhìn những gốc lim xù xì lớn nhỏ khác nhau mọc lên chỉ cách đường nhựa chừng chục mét vẫn phát triển đều và bảo vệ nghiêm ngặt là công sức và tâm huyết của nhiều thế hệ người dân xã Cẩm Tú và các lực lượng chức năng. Đặc biệt, là sự chăm sóc, bảo vệ của những người như ông Đỗ Xuân Lĩnh, một "lão nông" đã hơn 30 năm nay vẫn luôn gắn bó với cánh rừng Lim xanh này.

Vừa ôm những thân cây lim xanh sù sì, sừng sững phải hai người ôm mới xuể, ông Đỗ Xuân Lĩnh chia sẻ: "Tôi cảm thấy tự hào khi bản thân mình đã góp được công sức cùng người dân nơi đây bảo vệ và chăm coi rừng lim xanh này, để rừng lim xanh nơi đây mãi là báu vật và là một lá phổi xanh của dân xã Cẩm Tú."

Rừng lim xanh trăm năm tuổi ở xứ Thanh được người dân xem như “báu vật” - Ảnh 7.

Toàn bộ rừng lim xanh được người dân nơi đây trông coi và bảo vệ nghiêm ngặt.

Hiện nay, mỗi năm ông Đỗ Xuân Lĩnh cùng các hộ được giao bảo vệ rừng ở Cẩm Tú đều được nhận khoản hỗ trợ của Trung ương và địa phương. Mặc dù số tiền không nhiều nhưng đó cũng là nguồn động viên đối với ông Lĩnh và những người giữ rừng ở đây.

Cây lim xanh có tên khoa học là Erythrophleum fordii, thuộc loại thực vật phân họ Vang Caesalpiniaceae. Ở Việt Nam, lim xanh được xếp nằm trong nhóm gỗ "tứ thiết" quý hiếm gồm đinh, lim, sến, táu. Cây gỗ lim cũng từng phân bố nhiều ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem