Chỉ là phần nổi của “tảng băng”
Phát biểu mở đầu phiên thảo luận, ĐB Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cho biết, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP - không phải vấn đề mới phát sinh. Vấn đề này, từ năm 2009 Quốc hội khóa XII đã thực hiện giám sát tối cao và ban hành nghị quyết.
ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội).
Đến nay, tuy đã có những chuyển biến nhất định trong kiểm soát ATTP, song còn chậm và tình trạng mất ATTP đang là vấn đề lớn, gây bức xúc cho xã hội. Đa số người dân chưa yên tâm với thực phẩm đi mua, thực phẩm bẩn đang “giết mòn” người dân. “Theo kết quả điều tra dư luận xã hội về ATTP do Văn phòng Quốc hội tiến hành, chỉ có 10% yên tâm với thực phẩm sử dụng hàng ngày, trong khi có tới 59% nói chưa yên tâm và 27,5% nói hoàn toàn không yên tâm” - ĐB Nguyễn Hoàng Mai cho hay.
Dẫn số liệu báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2011-2016 có 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm, với 30.395 người mắc, 164 người chết, ĐB Hoàng Mai cho rằng, con số đó chỉ là đó chỉ là phần nổi của “tảng băng” ngộ độc thực phẩm. "Thực tế xảy ra với mỗi cá nhân, mỗi gia đình, tôi tin chắc ít nhất hằng năm có hàng chục triệu ca tiêu chảy liên đến thực phẩm mà người dân tự xử lý không được các cơ sở y tế ghi nhận. Bên cạnh đó, còn có hàng loạt bệnh tật nguy hiểm khác phát sinh từ việc tích tụ chất bẩn, chất độc hằng ngày thông qua sử dụng thực phẩm không an toàn" - ĐB Hoàng Mai nêu.
Theo ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), báo cáo tuy đã rất trách nhiệm, nhưng vẫn khó thể hiện hết một cách toàn diện và sâu sắc bức tranh về tình hình an toàn thực phẩm hiện nay. "Những gì chúng ta biết và xử lý được vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Thực tế không khó để tìm thông tin về các vụ vi phạm ATVSTP mà mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng. Hàng loạt các vụ phát hiện bắt giữ thực phẩm quá hạn, không nguồn gốc như thịt, nội tạng động vật hôi thối nhập về từ biên giới Trung Quốc” - ĐB Nhân nói.
ĐB Nhân đặt vấn đề: Có thể nói hoá chất độc hại, chất cấm và thực phẩm bẩn đội lốt không trừ sản phẩm nào. Câu hỏi đặt ra là hoá chất từ đâu? Vẫn theo ĐB Nhân, Luật ATTP 2010 đã chuyển hoạt động quản lý ATTP sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc, kinh doanh nhằm khắc phục chồng chéo, xác định rõ hơn trách nhiệm của các bộ ngành, tuy nhiên còn nhiều một số ngành hàng còn đan xen hoặc không phân định rõ trách nhiệm.
Theo như báo cáo hiện nay, tuổi thọ sức khỏe của người dân là 56 tuổi, như vậy 18 năm còn lại sống trong bệnh tật”.
ĐB Tô Thị Bích Châu (TP.HCM)
|
Tranh luận lại Bộ trưởng
Phát biểu giải trình trước các ý kiến ĐBQH, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Trong 5 năm thực hiện Luật ATTP, chúng ta đã sản xuất được khối lượng lớn nông sản, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của 92 triệu dân; đã xuất khẩu chính ngạch 70 triệu tấn nông sản với giá trị khoảng 140 tỷ USD và thặng dư xấp xỉ 43 tỷ USD. "Cùng với các kết quả đạt được trong công tác văn hóa, giáo dục, y tế, chúng ta đưa tuổi thọ bình quân của nhân dân lên 74 tuổi. Hai chỉ số này chứng minh trong 5 năm vừa qua và giai đoạn trước, chúng ta đã có một bước phát triển tích cực...” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay.
Sau khi nghe Bộ trưởng Cường phát biểu, ĐB Tô Thị Bích Châu (TP.HCM) đã ấn nút xin tranh luận. ĐB Châu nói: “Bộ trưởng nói về tuổi thọ trung bình nghe rất lạc quan. Tôi muốn tranh luận vấn đề ở đây là tuổi thọ về sức khỏe chứ không phải tuổi thọ trung bình. Theo như báo cáo hiện nay, tuổi thọ sức khỏe của người dân là 56 tuổi, như vậy 18 năm còn lại sống trong bệnh tật. Với tuổi thọ tăng lên đó là điều lạc quan, tuy nhiên về tuổi thọ sức khỏe cần có đánh giá chính xác để có biện pháp bảo vệ cho sức khỏe người dân, bảo vệ giống nòi”.
Cũng phát biểu tranh luận, ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cho rằng: Thành tích trong nông nghiệp không phải chỉ đến khi chúng ta thực hiện chính sách VSATTP mới có những thành tựu như vậy. "Còn thực chất việc đảm bảo ATTP cốt lõi là chúng ta chưa nhắc đến chuyện những lô hàng ra nước ngoài nhất là thủy sản xuất khẩu bị trả lại, chè ra nước ngoài bị trả lại, vấn đề này đề nghị quan tâm" - ĐB Hồng nói.
ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) khi phát biểu tranh luận đã đưa ra con số 97% lượng gia súc, gia cầm tiêu thụ trong nước là do các đơn vị nhỏ, siêu nhỏ, hộ cá nhân mà việc giết mổ không an toàn được báo chí phản ánh nhiều. "Đặc biệt, vấn đề bảo quản, vận chuyển hết sức thô sơ trong thời tiết nắng nóng như hiện nay 40 - 41 độ C, thực phẩm không thể đảm bảo VSATTP" - ĐB Tuấn nêu và đề nghị người đứng đầu ngành Nông nghiệp đưa ra giải pháp.
ĐB Nguyễn Chiến (Hà Nội) tranh luận: Sản phẩm nông nghiệp của chúng ta được hình thành bởi chất đất, nguồn nước tưới tiêu, nhưng 2 nguồn này lại ô nhiễm bởi những kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen... "Nếu chúng ta chỉ giải quyết ở các khâu giải pháp như các báo cáo nêu, chúng tôi cho rằng gốc của vấn đề chưa được giải quyết triệt để" - ĐB Chiến băn khoăn.
Đại biểu Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội: Bệnh truyền qua thực phẩm rất nghiêm trọng
Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.
Giai đoạn 2011 – 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca bệnh với 123 người chết, trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và 21 người chết. Bệnh ung thư mỗi năm có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn.
Đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội): Tình trạng ô nhiễm nước trở nên nguy hiểm
Để có sản phẩm rau quả tươi sống sạch trước hết nguồn nước, môi trường đất và môi trường không khí phải sạch. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường nước đã trở lên rất trầm trọng ở hai sông Đáy và sông Nhuệ. Đây cũng nguyên nhân gây ra nguồn thực phẩm bẩn hằng ngày.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM): Chỉ làm một nơi là chưa đủ
TP.HCM được Chính phủ cho thí điểm thành lập mô hình Ban quản lý an toàn thực phẩm, tuy nhiên việc thành lập này không phải là “đẻ ra” tổ chức mới. Đây là tổ chức lại để hợp lý hơn, tập trung đầu mối có tính chuyên nghiệp hơn, từ đó Nhà nước đầu tư đủ sức cả về nhân lực, điều kiện vật chất để thực hiện nhiệm vụ. Chỉ TP.HCM thực hiện thí điểm thôi chưa đủ, Quốc hội cần chỉ đạo Chính phủ thực hiện mở rộng ở một số địa phương để có điều kiện đánh giá.
Ngọc Lương (ghi
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.