Tôi thấy gia đình chồng chị vẫn mang nặng quan niệm thời phong kiến, chỉ cần có con cháu cho nhà mình chứ không hề nghĩ tới niềm vui, hạnh phúc của người khác.
Họ cứ đơn giản nghĩ rằng: đã mất công mất của đội lễ xin chị về làm dâu thì chị phải có bổn phận, trách nhiệm lo lắng cho nhà họ cả một đời. Chị khiến tôi nghĩ đến nhân vật Mị của Tô Hoài, cứ lầm lũi như con rùa sau cánh cửa, ai nói gì làm nấy, ai bảo sao làm vậy mà không hề phản kháng một lời. Nhưng xã hội này đâu còn như thế nữa?
|
Ảnh minh họa |
Chị không thấy có bao nhiêu người phụ nữ khác không cần chồng, họ vẫn dũng cảm làm mẹ đơn thân (single mom), vẫn đứng mũi chịu sào bao nhiêu công to việc lớn trong gia đình. Bởi vì sao? Bởi vì họ ý thức được giá trị của bản thân mình là như nào, bởi họ biết họ cần phải sống cuộc đời của mình như nào.
Bạn đọc có ý kiến về bài viết này xin gửi về email
baodanviet@gmail.com hoặc có thể sử dụng chức năng bình luận ở cuối bài viết.
Bài viết, ý kiến vui lòng gõ tiếng Việt có dấu, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản để toà soạn tiện liên lạc. Xin chân thành cảm ơn.
Nếu không thể có con, họ có thể xin con nuôi, xin tinh trùng... để có thể làm mẹ. Miễn sao đứa bé đó là máu thịt của mình, là chỗ nương tựa của mình sau khi về già.
Chị yêu thương đứa bé con chồng này, vì chị thấy nó còn nhỏ (trẻ con thì không có tội, tội lỗi - nếu có - là do người lớn gây ra, những đứa trẻ vô tội này phải hứng chịu), nhưng sau này nó lớn, không ai đảm bảo được rằng, nó sẽ có những ý nghĩ khác lệch về chị, qua những gì người lớn xung quanh (mà cụ thể là bố nó, mẹ đẻ nó, bố mẹ chồng chị) "tiêm nhiễm" vào đầu nó. Rồi khi đó chị đã già, thì chị sẽ ra sao đây?
Tôi nghĩ chị nên "rút ván thoát thân" trước khi quá muộn. Sống cuộc đời của mình còn chẳng hơn ai, huống hồ cứ lo sống cho những người như vậy làm gì.
Chị hãy biết thương lấy bản thân mình, chị Quân nhé?
Hoàng Mai (Hà Nội)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.