Chiếc bánh in vọng bái tổ tiên của người Nam bộ

Út Tẻo Thứ tư, ngày 11/02/2015 06:29 AM (GMT+7)
Thứ bánh ăn ngon, ngọt bên chung trà nóng trong những ngày xuân của người bình dân miền Tây Nam Bộ chính là chiếc bánh in trắng tròn trịa. Người dân quê miệt này gần như ai cũng làm được loại bánh in thơm ngon này.
Bình luận 0
Nhưng một trong những nơi làm bánh in ngon đã thành đặc sản truyền thống thuộc vùng đất Cổ Cò, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng trên dưới mười cây số.
img
Bánh in Cổ Cò – Sóc Trăng (ảnh minh họa cho bài viết; Nguồn: Internet)
Ngày trước khi mưa mùa đã già, nông dân ra đồng gieo mạ cấy lúa, thế nào người ta cũng dành nửa công đất gieo nếp để có thứ ăn tết. Bánh in Cổ Cò chỉ dùng loại nếp mùa làm nguyên liệu chính. Nếp gặt về phải lựa cho sạch những bông lúa lộn, lẫn vào. Nếp rặt gói bánh tét, quết bánh phồng hay làm bánh in mới ngon.

Nếp hột đem vo sạch trút ra cái rá hay cái rổ dày phơi vài nắng cho khô. Sau đó, người ta bắt chảo lên rang với ngọn lửa liu riu. Bằng kinh nghiệm dân gian, với đôi tay thuần thục, đôi mắt nhìn từng hột nếp, người ta biết lúc nào thì nếp chín tới. Nếu rang chưa tới, khi xay hạt nếp bể không đều, dễ dính, chiếc bánh hay bở, nếu rang già lửa thì nếp sẽ mất hương thơm, hay ngả màụ sậm nhìn không đẹp.
img
Bánh in nhưn (nhân) đậu xanh (ảnh minh họa cho bài viết; Nguồn: Internet)
Xay gạo nếp rang cho thật nhuyễn. Dùng đường cát loại tốt, khô xay mịn trộn cùng với mạch nha (thứ đường làm từ mầm lúa, nếp) đánh quện vào nhau tạo thành màu vàng trắng óng ánh. Thoa khuôn cũng bằng bột nếp đã rang, xay nhuyễn đã chừa lại trước khi trộn đường. Dùng tay, cho bột bánh vào nén chặt lại, lật ngược chiếc khuôn, gõ nhẹ sẽ ra chiếc bánh in mượt mà.

Cầu kỳ hơn, người ta dùng đậu xay quết nhuyễn với đường cát để làm nhưn bánh nhằm tăng thêm hương vị.

Trên bàn thờ ngày Tết của người dân quê, bánh in được xếp ra đĩa, trưng cúng tổ tiên. Sáng sớm, trời se lạnh, người già vừa ăn bánh vừa kể chuyện cho mọi người nghe nguồn gốc của nó. Giai thoại cho rằng khởi thủy của bánh in là ở Huế. Lúc ấy gần Tết Nguyên đán, bên chén trà nhạt vua cảm thấy cần có thêm một món để nhắm với trà, vua bèn sai các bô lão ở vùng Kim Long mà bảo: Vùng các ngươi vốn sẵn khéo tay, nay ta sai về làm thứ gì đó vừa rẻ lại vừa ngon để ta uống với trà.

Các bô lão bàn bạc, thưa rằng làng có trồng nhiều đậu xanh, nên kết hợp với đường cát để làm một thứ bánh nhỏ gọn cho vua ăn mà có đủ chất dinh dưỡng và quan trọng nhất là không tốn kém. Sau vài tuần chế biến, chiếc bánh đậu xanh có in hình chữ "THỌ" với ý nghĩa chúc vua trường thọ đã ra đời. Vua ăn vào thấy hài lòng, bèn ban thưởng cả làng và ra chiếu chỉ phải lưu giữ nghề cho đến muôn đời sau.

Chiếc bánh dâng vua vào dịp tết đã thành thông lệ. Nó lại theo bước chân người lưu xứ đến vùng đất mới miền sông Cửu Long giang. Và rồi mỗi dịp năm hết tết đến người ta cũng làm bánh trước đền dâng cúng để vọng bái tổ tiên, sau để phong phú thêm nghệ thuật ẩm thực trong những ngày đầu năm mới.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem