Chiếc vòng gặt

Thứ năm, ngày 06/03/2014 13:29 PM (GMT+7)
Một ngày đầu tháng 3.2014, tôi ghé thăm lão nông Lâm Ngọc Quang (67 tuổi còn gọi là Bảy Quí) ở tỉnh Hậu Giang.
Bình luận 0
Ông là người sản xuất ra lúa giống Bảy Quí và cũng là một trong những nông dân được vinh danh tại kỳ Festival Lúa gạo đầu tiên năm 2009, tổ chức tại Hậu Giang.

Ông nói: “Có lẽ kỷ niệm đẹp nhất đời nông dân như tui là có chiếc vòng gặt được Viện Lúa quốc tế (IRRI ở Philippines) xin đem về trưng bày như một “chiến tích” của nền văn minh lúa nước Việt Nam”. Câu nói của lão nông Bảy Quí làm gợi nhớ nhiều kỷ niệm về chiếc vòng gặt của tuổi thơ...

Chiếc vòng gặt gắn liền đến sự phát triển của nông dân.
Chiếc vòng gặt gắn liền đến sự phát triển của nông dân.

Năm 15 tuổi, tôi được cha tôi dạy cách cầm vòng gặt cắt lúa mùa. “Có 2 điều quan trọng đối với người gặt lúa, đó là bộ pháp – thế đứng phải vững, khi ngoéo vòng gặt gom và cắt lúa phải nhẹ nhàng nhưng dứt khoát” – lúc đầu tôi cũng chưa hiểu về điều cha tôi dạy.

Nhưng thực hành một lúc tôi mới biết, đây là hai điểm nhấn quan trọng khi gặt để lúa không rụng từ bông xuống đồng ruộng! Nông dân rất xót lòng khi thấy lúa rụng. Tôi nhớ như in, chiếc vòng gặt “độ” của cha tôi bóng lưỡng như mặt của bộ ván ngựa!

Giờ đây, chiếc vòng gặt “cổ điển” chỉ còn là ký ức đối với nhiều người. Riêng tôi, vẫn nhớ da diết chiếc vòng gặt của cha tôi, nhớ cả đôi chân trần chai sạn trên đồng ruộng. Cha tôi đã mất cách đây 4 năm, ngày ông mất, tôi đi chân trần để tiễn ông về với tổ tiên.

Hậu Giang quê tôi bây giờ là những con đường bê tông rộng mở tận những vùng xa. Nhìn chiếc vòng gặt của cha tôi treo trên tường và nhớ chuyện kỷ niệm đẹp của lão nông Bảy Quí… lòng tôi dâng trào nhiều cảm xúc khó tả…
Cao Huyền Long (Cao Huyền Long)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem