Trận chiến Gạc Ma - 1988

    • Chiều tối 14.3, Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa tại Phú Yên tổ chức buổi gặp mặt Tưởng niệm 29 năm trận chiến Gạc Ma (14.3.1988-2017). Sau 10 năm tổ chức tại Phú Yên, đây là lần đầu tiên, Ban liên lạc thay cụm từ “cựu binh Trường Sa” thành “bộ đội Trường Sa”.
    • Để giúp đồng đội yên tâm nhắm mắt xuôi tay, Ban liên lạc đã tổ chức cuộc gặp mặt của tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Ngày 19.11.2016, có 6 đồng đội của anh Dũng đã vượt những chặng đường khác nhau từ Hà Nam tới Đắk Lắk, Bình Định… để cùng có mặt tại bệnh viện, nắm tay nhau tái hiện “Vòng tròn bất tử” năm nào trong nước mắt.
    • "Tôi đã tìm và kết nối được với hơn 50 gia đình trong tổng số 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận Gạc Ma, thăm gặp được hơn 30 cựu chiến binh sống sót sau trận chiến bi hùng đó" - ông Lê Hữu Thảo (Hà Tĩnh, cựu chiến binh Gạc Ma) tâm sự với Dân Việt.
    • Hai anh đầu đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cựu binh Trần Văn Thu không ngờ rằng chuyến tàu Thống Nhất từ Hà Nội đi TP.HCM dừng ở ga Đồng Văn (Hà Nam) 3 phút vào một buổi sáng tháng 3.1985 là những giây phút cuối cùng bố mẹ anh được thấy người em út Trần Văn Bảy - người đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988.
    • Sống sót sau trận chiến lịch sử Gạc Ma - Trường Sa (ngày 14.3.1988), cựu binh Lê Minh Thoa quay về với cuộc sống thường nhật và mưu sinh bên quán phở (TP.Quy Nhơn, Bình Định). Quán phở do anh làm chủ mang tên Gạc Ma - Trường Sa và ký ức bi tráng từ trận chiến 29 năm trước vẫn mãi ám ảnh người cựu binh này...
    • Chiều 14.3, ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã đại diện cho lãnh đạo địa phương cùng với lãnh đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy quân sự TP.Quy Nhơn đến thăm, trao quà cho cựu chiến binh Lê Minh Thoa (49 tuổi, trú đường Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn, Bình Định).
    • Đúng ngày 14.3 cách đây 28 năm, Trung Quốc cho tàu hộ vệ tên lửa và binh lính tấn công, xâm chiếm cụm đá Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao (quần đảo Trường Sa), bắn chìm 2 tàu vận tải HQ 604, HQ 605, thảm sát 64 chiến sĩ, chiếm trái phép bãi đá Gạc Ma của Việt Nam.
    • Hơn chục nghệ nhân dựng lều trú tạm bên công trường, làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, xẻ những phiến đá nguyên khối để tạc tượng người lính hải quân trong dự án xây Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Khánh Hòa.
    • Đang học lớp 12, anh làm đơn tình nguyện nhập ngũ. Gia đình đã có 2 anh trai là liệt sĩ, xã nhất định không đồng ý, anh xuống huyện, gặp chủ tịch huyện xin đi bộ đội cho bằng được. Từ lúc anh nhập ngũ, chưa một lần anh về thăm gia đình bởi anh đã nằm lại muôn trùng khơi...
    • Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do ông và đồng đội thực hiện nhằm tôn vinh 64 liệt sĩ và không có ý khơi lại hay tạo ra một sự hận thù gì.
    • Tại Phú Yên, có 2 liệt sĩ hy sinh trong trận quyết tử bảo vệ đảo Gạc Ma (Trường Sa) ngày 14.3.1988. Đó là liệt sĩ Trương Văn Thịnh (ở phường 9, TP.Tuy Hòa) và liệt sĩ Phan Tấn Dư (ở xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa). Cứ đến dịp giỗ các anh là đồng đội về thăm gia đình…
    • “Thương thằng Khoa, bố nó mất khi nó mới 15 tháng tuổi. Khuôn mặt bố, nó cũng chỉ được nhìn đúng một lần mà thôi. Đầu tháng 3.1988, anh Trừ được nghỉ phép về thăm vợ con. Anh mới từ đơn vị về nhà được 2 ngày thì nhận lệnh phải quay lại đơn vị. Ngày tiễn anh, tôi không có mặt ở sân ga vì con còn nhỏ. Cha tôi tiễn anh ra tàu. Không ngờ đấy cũng là lần cuối tôi còn nhìn thấy anh...”.