Chú ý cải tạo ao nuôi để tránh dịch bệnh

Thứ sáu, ngày 24/02/2012 17:11 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả tôm là khâu rất quan trọng trong quá trình nuôi tôm và đòi hỏi phải thực hiện trước mỗi vụ nuôi, đặc biệt ở ao nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Người nuôi tôm nên tuân thủ các bước cải tạo để hạn chế dịch bệnh xảy ra và nâng cao năng suất tôm nuôi.
Bình luận 0

Sau vụ nuôi cần vét sạch lớp bùn dơ ở đáy ao, vì đây là lớp đất chứa nhiều chất thải, thuốc hóa chất và mầm bệnh của vụ nuôi trước còn tồn đọng. Chú ý, khi tát nước xong thì tiến hành cải tạo ngay không nên phơi đất lâu tránh các loại thuốc, hóa chất trong vụ nuôi thấm xuống nền đáy ao; gia cố lại bờ bao, cống, bọng. Sau đó lấy nước vào ao ngâm 1 - 2 ngày rồi tháo nước ra thực hiện 2 - 3 lần rồi lấy nước vào ao nuôi. Đối với ao mới cần làm bờ kỹ tránh mọi rò rỉ trong quá trình nuôi, không đảm bảo được mức độ an toàn khi có dịch bệnh.

img
Nông dân huyện Đầm Dơi đang cải tạo ao nuôi trước mùa vụ mới.

Bước tiếp theo là bón vôi, tùy vào pH đất mà sử dụng liều lượng vôi cho hợp lý. Thường nếu pH > 6 sử dụng vôi công nghiệp CaCO3 1.000kg/ha, pH trong khoảng 5 - 6 sử dụng 2.000kg/ha, pH<5 sử="" dụng="" 3.000kg/ha.="" trong="" trường="" hợp="" sử="" dụng="" vôi="" nóng="" cao="" thì="" liều="" lượng="" sử="" dụng="" bằng="" 50%="" so="" với="" caco3.="" sau="" đó="" phơi="" đáy="" ao="" đến="" khi="" mặt="" đất="" nứt="" chân="" chim="" (lưu="" ý,="" đối="" với="" vùng="" đất="" có="" phèn="" tiềm="" tàng="" thì="" không="" nên="" phơi="" đáy="" ao).="" sau="" đó="" sử="" dụng="" chlorine,="" liều="" lượng="" 30kg/1.000m3="" nước="" cho="" ao="" ntcn,="" ở="" ao="" nuôi="" qcct="" sử="" dụng="" iodin,="" bkc,="" thuốc="" tím…="" theo="" hướng="" dẫn="" của="" nhà="" sản="" xuất="" để="" tiêu="" diệt="" mầm="" bệnh="" như="" vi="" khuẩn,="" virus,="" nguyên="" sinh="" động="" vật="" và="" nấm="" có="" trong="" nước="" ao="">

Sau khi xử lý Chlorine 5 ngày tiến hành xử lý Thiosunphat (10kg/1.000m3 nước) để khử Cholorine dư thừa; 3 ngày sau tiến hành xử lý EDTA (liều lượng 1 - 2kg/1.000m3 nước) để khử kim loại nặng. Tiếp đó, tiến hành diệt cá tạp và chuẩn bị thả tôm.

Khâu quan trọng trước khi thả tôm là bón phân gây màu nước tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và ngăn ngừa rong, tảo đáy phát triển trong ao nuôi. Ba ngày sau kiểm tra lại các yếu tố môi trường nước như pH, độ mặn, độ kiềm, nhiệt độ, độ trong, màu nước và điều chỉnh cho phù hợp. Sau đó, tiến hành cấy vi sinh và thả giống cho vụ nuôi mới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem