Ở bến sông Sê Pôn - nơi dòng sông chảy qua hai bản của người Vân Kiều, Ra Man (xã Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), bản Ổi (huyện Mường Noòng, tỉnh Sa-vẳn-na-khẹt, Lào), mùa này có rất đông bà con với những a chói (gùi – PV) sắn nặng trĩu, đưa đến chợ xã Xy để bán.
Bản Ổi đường đi lại quá khó khăn, chưa có chợ, giao thương bao năm vẫn thế, chung với bản Ra Man. Người dân bản Ra Man và Ổi cùng ăn chung nguồn nước của dòng sông, chung nỗi nhọc nhằn của những dân tộc sống trên đỉnh đại ngàn Trường Sơn, bao đời qua là anh em, chia nhau củ sắn, nhường nhau hạt muối.
Mọi vui buồn sướng khổ của mỗi gia đình ở bản này không thể thiếu được sự chia sẻ của người dân bản kia. Nghĩa tình tự nhiên ấy tạo nên sự ổn định bao đời cho đường biên, mốc giới và ngày nay cùng giúp nhau xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bến nhỏ trên dòng Sê Pôn - bến bờ chung của những người Vân Kiều ở bản Ổi và Ra Man.
Người dân bản Ổi nói “Nếu không có cái đường, cái chợ ở Ra Man thì trồng cây sắn, cây chuối không biết bán cho ai, nghèo mãi thôi”.
Anh Hồ Văn Linh - Trưởng thôn Ra Man giúp người dân bản Ổi chuyển sắn lên bờ.
Nhiều người dân bản Ổi không có thuyền phải gùi sắn vượt sông Sê Pôn.
Vượt sông, mới được nửa đường đến chợ
Nhọc nhằn gùi sắn đến chợ nhưng người dân bản Ổi vui vì: “sắn đổi được tiền, mua nhiều thứ”.
Những đứa trẻ bản Ra Man và Ổi cùng có chung một dòng sông tuổi thơ.
Những đứa trẻ bản Ra Man và Ổi cùng có chung một dòng sông tuổi thơ.
Đào móng ngôi nhà mới ở bản Ra Man với sự chung tay của người dân hai bản.
Khi vui, khi buồn dân hai bản không bao giờ thiếu được nhau.
Phan Vĩnh Yên (Quảng Trị) (Phan Vĩnh Yên (Quảng Trị))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.