Clip: Nuôi con ăn lá mít, uống nước lã, đến hẹn cắt sừng thu tiền

Thuần Việt Thứ hai, ngày 24/09/2018 07:05 AM (GMT+7)
Ông Nguyễn Văn Đức ở thôn Nghĩa Tết, xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là người đầu tiên của xã đưa hươu về nuôi lấy nhung. Ông nuôi được 6 con hươu, mỗi năm thu được cả trăm triệu đồng. Theo ông Đức, nuôi hươu nhàn nhã, thức ăn là lá cây, uống nước lã, vậy mà người nuôi lãi quan viên.
Bình luận 0

Cách đây 3 năm, ông Nguyễn Văn Đức, xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã tình cờ nghe được câu chuyện của người bạn nói về nghề nuôi hươu lấy nhung đang rất thịnh hành. Ông Đức mạnh dạn mua 6 con hươu đực về nuôi. 

img

Ông Nguyễn Văn Đức đang cho đàn hươu ăn lá mít lấy ở vườn nhà.

Hươu vốn là giống hoang dã, nên chúng chỉ thích ăn các loại lá cây và đặc biệt là lá mít. Đón đám hươu này về nuôi, ông Đức đã gặt hái được thành quả chỉ sau gần 1 năm nuôi.  1 năm, con hươu cho cắt 2 lần nhung. Một đôi nhung bán được 10 triệu đồng. "Nhung hươu rất dễ bán. Đến dịp cắt nhung đã có nhiều người đến đặt trước. Họ đến tận vườn để đợi lấy nhung", ông Đức cho biết. 

Cũng theo ông Đức, nuôi hươu rất nhàn. Một ngày cho chúng ăn 2 lần. Thức ăn cho chúng là các loại lá cây và đặc biệt là chúng rất thích ăn lá mít. Vườn mít nghệ "điếc" không ra trái, hoặc ra ít trái của ông Đức trở thành nơi cung cấp lá cho đàn hươu. Hươu nuôi đến thời kì nó mọc sừng nhung, mỗi ngày ông cho mỗi con ăn thêm 1 nắm ngô. Ông Đức cũng khuyến cáo, thức ăn cho hươu phải sạch và khô ráo...

img

Những con hươu nuôi lấy nhung ăn lá mít của gia đình ông Đức.

Từ khi nuôi hươu cho ăn lá mít, đến hẹn cắt sừng nhung bán thu tiền, gia đình ông Đức có của ăn của để chứ không như ngày trước. Còn nhớ cách đây 10 năm, vợ chồng ông Nguyễn Văn Đức ( quê ở Thạch Thất - Hà Nội) đã mạnh dạn lên xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình làm trang trại. Những năm đầu, ông Đức nuôi gà và trồng cây ngắn ngày. ..

Ngoài ra, ông Đức còn trồng mít nghệ. Ông hy vọng, cây mít sẽ làm thay đổi cuộc sống của gia đình. Tuy nhiên, giống mít này ra quả muộn, mấy trăm cây mít không chịu ra quả. Ông đã chuyển sang nuôi dê để tận dụng nguồn lá mít. Con dê nghĩ thì dễ làm, nhưng khi nuôi nó mới biết, chúng bị bệnh rất khó phòng. Đàn dê mấy chục con, tôi phải bán gấp.

img

"Giờ tôi nuôi đàn hươu lấy nhung thì vườn mít trở thành cái "kho cỏ". Cây mít quanh năm có lá nên không sợ đàn hươu thiếu thức ăn xanh...", ông Đức chia sẻ. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem