'Cơn sóng thần' Covid-19 ở Ấn Độ: Kinh hãi những dấu vết lạ trên bụng bệnh nhân Covid-19
'Cơn sóng thần' Covid-19 ở Ấn Độ: Kinh hãi những dấu vết lạ trên bụng bệnh nhân Covid-19
Tuấn Anh (Theo DM)
Thứ sáu, ngày 30/04/2021 09:34 AM (GMT+7)
Nhiều bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ tìm đến bác sĩ để chữa trị, trong khi những người khác tin rằng virus này là "một linh hồn xấu xa" và họ chạy trốn khỏi các ngôi làng hơn là tìm kiếm sự trợ giúp y tế khi cuộc khủng hoảng Covid-19 của đất nước đang chấn động như cơn sóng thần.
Một thực tế đau lòng để lý giải cho số ca bệnh Covid-19 ở Ấn Độ tử vong ngày càng cao là người dân Ấn Độ đang tìm đến các bác sĩ phù thủy, bằng những phương pháp chữa bệnh không có cơ sở khoa học khiến cho bệnh dịch ngày càng lây lan rộng từ thành thị đến các ngôi làng nông thôn, nơi thường không có dịch vụ chăm sóc y tế tốt.
Tiến sĩ Ashita Singh, trưởng khoa y tế tại Bệnh viện Cơ đốc giáo Chinchpada ở một vùng hẻo lánh của bang Maharashtra, nơi có tâm chấn lây lan của Mumbai, cho biết bà đang thấy ngày càng nhiều bệnh nhân đến với "nhãn hiệu" do các bác sĩ phù thủy đưa cho họ để xua đuổi 'linh hồn' họ tin rằng nguyên nhân gây ra việc lây nhiễm virus.
Những người khác dựa vào các phương pháp chữa trị bằng thảo dược trong khi một số đã chạy trốn khỏi làng của họ vì sợ ma quỷ mà họ tin rằng đang lây lan dịch bệnh, điều này đang giúp cho virus lây lan ngày càng nhanh hơn.
Những người tìm kiếm sự giúp đỡ tại Bệnh viện Cơ đốc giáo Chinchpada - nơi chỉ được trang bị để đáp ứng điều trị được khoảng 80 bệnh nhân - thường chỉ đến như một biện pháp cuối cùng, và thường là bệnh quá nặng để cứu.
Ấn Độ hiện đang phải hứng chịu làn sóng Covid thứ hai tồi tệ nhất thế giới, chiếm khoảng 40% các trường hợp nhiễm virus trên toàn cầu mỗi ngày và hàng nghìn trường hợp tử vong - mặc dù các nhà phân tích tin rằng cả hai con số này có thể là một con số tổng hợp ước tính, chưa phải là con số thực tế.
Ngày 29/4 lại mang đến một ngày kỷ lục khác - 379.257 trường hợp mắc và 3.645 trường hợp tử vong - khi cuộc khủng hoảng không có dấu hiệu chậm lại và hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước đang gặp khó khăn.
Cuộc khủng hoảng đặc biệt nghiêm trọng ở New Delhi, với những người chết bên ngoài các bệnh viện chật cứng, nơi 3 người thường bị buộc phải nằm chung giường.
Nói với Radio 4, Tiến sĩ Ashita Singh cho biết: "Có rất nhiều sự phụ thuộc vào y học bản địa, vào các tín ngưỡng cổ xưa. Chúng tôi có rất nhiều bệnh nhân đang ở trong phòng khám của chúng tôi bây giờ có vết hằn trên bụng vì lần đầu tiên họ đến gặp thầy phù thủy với phương pháp chữa bệnh là dùng một cái mác sắt nóng là lên bụng để "trừ tà" với hy vọng rằng sẽ đuổi được linh hồn ma quỷ được cho là gây ra căn bệnh này. Bác sĩ phù thủy là bến đỗ đầu tiên của người bệnh, chỉ một tỷ lệ nhỏ sẽ đến bệnh viện, hầu hết sẽ đến gặp bác sĩ phù thủy hoặc người hành nghề bản địa, những người sẽ cho họ thuốc thảo dược để chữa bệnh. Rất nhiều thời gian bị lãng phí và mọi người đến rất muộn và ốm nặng, và rất nhiều người trong số họ không bao giờ đến bệnh viện, vì vậy những gì chúng ta thấy trong bệnh viện thực sự chỉ là phần nổi của tảng băng chìm".
Các thành phố và tiểu bang đã gấp rút đưa ra các biện pháp khóa cửa mới khi cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn, nhưng vẫn chưa có thông báo nào về một đợt phong tỏa toàn quốc khác.
Thay vào đó, có vẻ như chiến lược của Ấn Độ là thử tiêm vắc xin theo cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng, với việc chính phủ cho phép tất cả mọi người trên 18 tuổi đặt vắc xin qua một trang web từ hôm thứ Tư.
Nhưng trang web liên tục gặp sự cố khi nhận được 250.000 lượt nhấp chuột mỗi phút, trong khi các câu hỏi được đặt ra về việc Ấn Độ có thể tạo ra đủ vắc xin cho 1,4 tỷ dân của mình nhanh như thế nào.
Sự bùng phát lây lan virus corona một phần nguyên nhân là do một biến thể virus mới cũng như các sự kiện chính trị và tôn giáo hàng loạt, đã khiến các bệnh viện bị thiếu giường, thuốc và oxy trầm trọng.
Mặc dù các cuộc biểu tình bị đổ lỗi là một trong những nguyên nhân lây nhiễm bệnh, Ấn Độ đã đẩy mạnh các cuộc bầu cử cấp bang - dồn người dân vào các điểm bỏ phiếu mà ít nghĩ đến sự giãn cách xã hội.
Nhiều người ở các vùng nông thôn của bang đã không tuân thủ các quy tắc giãn xã hội, với một số người đeo khẩu trang nhưng những người khác lại treo chúng hờ hững trên cằm hoặc từ tai.
Thủ tướng Narendra Modi và Đảng Bharatiya Janata của ông đã phải đối mặt với những lời chỉ trích trong vài tuần qua vì tổ chức các cuộc biểu tình bầu cử lớn ở bang, mà các chuyên gia y tế cho rằng có thể cũng đã thúc đẩy sự gia tăng ở đó. Các đảng chính trị khác cũng tham gia các cuộc mít tinh.
Bang đã ghi nhận hơn 17.000 trường hợp trong 24 giờ qua - mức tăng đột biến cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Cố vấn khoa học chính của chính phủ K Vijay Raghavan thừa nhận có thể phải làm nhiều hơn nữa để chuẩn bị cho làn sóng thứ hai, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Indian Express.
Ông nói: "Đã có những nỗ lực lớn của các chính quyền trung ương và tiểu bang trong việc tăng cường cơ sở hạ tầng bệnh viện và chăm sóc sức khỏe… Nhưng để làn sóng lây nhiễm này dừng lại, sẽ cần phải có các biện pháp cấp bách hơn".
Tiến sĩ Suvrankar Datta, tổng thư ký của Liên đoàn Hiệp hội Y khoa Toàn Ấn Độ, nói với BBC rằng có thể mất đến hai tháng để cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm - và thậm chí sau đó có khả năng ca bệnh sẽ tăng lên chứ không giảm, có nghĩa là các bệnh viện và phòng khám sẽ tiếp tục bị quá tải.
Trong khi đó, các giàn hỏa táng sẽ phải liên tục đốt ngày đêm để xử lý số lượng thi thể khổng lồ, với các công nhân hỏa táng và đào mộ buộc phải làm việc cả tiếng đồng hồ để theo kịp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.