Chung sức làm đườngÔng Trần Văn Mỹ - Trưởng ban công tác Mặt trận Tổ quốc, ấp 3, xã Gia Canh cho biết: Trước đây các tuyến đường giao thông trong ấp chủ yếu là đường ruộng, rất lầy lội mỗi khi trời mưa. Sau khi có kế hoạch làm các tuyến đường trong ấp 3, địa phương đã họp các hộ dân xung quanh tuyến đường. Việc bê tông hóa các con đường trong ấp đã có từ năm 2010 theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tỷ lệ vốn Nhà nước 70% và nhân dân 30%.
Một con đường bằng bê tông mới được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013.
Nhưng thực tế, bà con rất nghèo không thể có tiền mặt để nộp đủ chỉ tiêu làm đường nên sự việc tưởng như rơi vào bế tắc. Tuy nhiên trong lúc khó khăn, một số hộ gia đình chấp nhận thế chấp sổ đỏ tạm thời bù vào phần tiền những hộ chưa có tiền góp. Nhờ vậy, con đường được thi công sớm hơn dự định.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Hinh, một trong những điển hình chấp nhận thế chấp sổ đỏ góp tiền làm đường. Ông Hinh chia sẻ: “Việc thế chấp sổ đỏ chỉ là tạm thời và được chính quyền địa phương cũng như các hộ dân chưa đủ tiền cam kết hoàn tiền trong 1 năm nên tôi cũng yên tâm. Về phía gia đình cũng nhiệt tình cho mượn sổ đỏ thế chấp làm đường”.
Chia sẻ để cùng phát triển Ông Trần Văn Mỹ cho biết: Nhờ có sự đoàn kết cao từ phía người dân và nguồn tiền từ việc cầm “sổ đỏ” ứng tiền cho các hộ dân chưa đủ tiền đóng làm đường nên việc xây dựng các tuyến đường trong ấp tiếp tục được triển khai.
Chỉ trong 5 năm (giai đoạn 2008-2013) tỉnh đã đạt được những kết quả lạc quan, xây dựng mới và nâng cấp được hơn 1.070km đường GTNT, 78 cầu bê tông cốt thép. Riêng 2 địa phương là TP.Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch đã đạt 100% nhựa hóa. Các huyện Trảng Bom, thị xã Long Khánh đã đạt nhựa hóa trên 90%...
|
Cụ thể, hộ nhà ông Hinh thế chấp sổ đỏ được 50 triệu đồng, hộ ông Đại
góp 40 triệu đồng nên tuyến đường đã hoàn thành đúng theo kế hoạch. Điều
đáng quý là ông Phạm Văn Đại và ông Nguyễn Văn Hinh là những hộ thuần
nông không có nguồn thu nhập đáng kể nào. Đến nay, ấp 3 đã hoàn thành 5
con đường theo mô hình mượn “sổ đỏ” thế chấp để làm đường GTNT.
“Cũng
từ sự mạnh dạn của ông Hinh, gia đình ông Đại và một số hộ khác cũng
quyết định lấy sổ đỏ vay ngân hàng để đóng ứng tiền cho những hộ chưa
góp đủ số tiền làm đường còn lại cho địa phương. Đường đã làm xong khang
trang sạch đẹp, thấy được lợi ích thiết thực này, các hộ trước đây còn
chưa góp đủ tiền cũng đã hoàn thành trách nhiệm”- ông Mỹ cho biết.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Điệp - Giám đốc Sở GTVT Đồng Nai cho biết, trong 2.415 tỷ đồng đầu tư đường nông thôn có 957 tỷ làm bằng nguồn ngân sách huyện, xã. Trong đó, người dân đóng góp hơn 210 tỷ đồng và tự hiến đất, hoa màu, vật tư, ngày công lao động... với giá trị tương đương gần 100 tỷ đồng. Đây là nguồn lực rất lớn trong tình hình nguồn vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư.
Hoàng Phúc ( Hoàng Phúc)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.