Đề xuất thành lập Hội cho người bán dâm

Minh Nguyệt Thứ sáu, ngày 16/09/2016 14:16 PM (GMT+7)
Đây là đề xuất của TS Lê Bạch Dương - đại diện nhóm nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế ILO tại hội thảo về “Chính sách giảm hại trong phòng chống, mại dâm: vấn đề an toàn, sức khỏe và quyền con người” do Bộ LĐTBXH và ILO tổ chức ngày 16.9.
Bình luận 0

“Theo tôi cần phải tiến tới quyền được lập Hội cho những người bán dâm. Thông qua việc thành lập Hội, Chính phủ có thể biết được điều gì đang xảy ra để kịp thời có chính sách can thiệp” - TS Dương khuyến nghị.

img

Ảnh minh họa.

Theo nghiên cứu về người bán dâm do ILO thực hiện năm 2015 tại Việt Nam,  trung bình một người bán dâm có thu nhập 5-20 triệu đồng/tháng. Cá biệt một số gái bán dâm làm trong các cơ sở cao cấp có thu nhập lên tới 100 triệu đồng/tháng. Có những người cho biết đã bán dâm với giá 1 triệu đồng với khách Việt Nam và từ 150-200USD đối với khách nước ngoài (từ 3,3 - 4,4 triệu đồng).

Đặc biệt, bạo lực là vấn đề xảy ra ở hầu hết những người bán dâm. Chủ yếu từ khách hàng say rượu, chơi ma túy, chủ cơ sở, bảo kê. Các hình thức bạo hành bao gồm: Lời nói, đánh đập, uống rượu bia, sỉ nhục, bạo lực tình dục, thậm chí là cưỡng hiếp tập thể…

Số liệu từ Bộ LĐTBXH Việt Nam cho thấy, Việt Nam có khoảng 161.000  cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” với số liệu ước tính 101.272 người hoạt động mại dâm, 72.000 gái bán dâm. Hoạt động mại dâm xuất hiện rõ ràng nhất ở các thành phố lớn và thường tập trung ở các địa điểm du lịch.

Nghiên cứu  trên được thực hiện trong năm 2015 với 76 nam, nữ và người chuyển giới, cùng 22 chủ, quản lý cơ sở “dắt mối” và 15 người đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan tại 5 địa bàn có hoạt động mại dâm sôi động là: Hà Nội, Hải Phòng, Khánh Hòa, TP.HCM, Cần Thơ. Theo đó, đa phần người bán dâm có trình độ trung học, CĐ-ĐH. Độ tuổi nữ hoạt động tình dục thường trên 25 tuổi. Trong khi nam bán dâm có tuổi đời khá trẻ, nhiều người dưới tuổi 25.

Nói về việc có nên quản lý mại dâm hay không, ông Nguyễn Văn Thành - Cục Phòng chống tệ nạn xã hội cho rằng: “Chúng ta chưa công nhận mại dâm là một nghề vì thế không thể nói là quản lý. Ví dụ như Hà Nội, chúng ta thực hiện phần mềm thống kê số lượng chị em làm nghề để có những hỗ trợ chứ không phải là phần mềm quản lý như một số kênh thông tin nói”.

Bà Joni Simpson - chuyên gia ILO cho rằng, dù công nhận hay không công nhận mại dâm là một nghề hợp pháp thì bản thân chị em làm mại dâm cũng là người lao động, vì vậy họ cần được đảm bảo quyền con người như những người lao động khác.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem