Đền thờ nàng Bình Khương ở Thanh Hóa có một phiến đá kỳ lạ in hình đầu người

Vũ Thượng Thứ sáu, ngày 27/10/2023 13:15 PM (GMT+7)
Đền thờ nàng Bình Khương (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) gắn với huyền tích “nàng Bình Khương đập đầu vào phiến đá đến chết để kêu oan cho chồng”. Ngôi đền cổ này cũng đang thờ một phiến đá in đầu người được cho là nàng Bình Khương, chính vì thế hàng ngày có đông người dân, du khách đến tham quan.
Bình luận 0

Câu chuyện cảm động về nàng Bình Khương

Để xây dựng thành, Hồ Quý Ly đã cho người đào đắp tới 80.000 m3 đất, khai thác vận chuyển, lắp đặt 20.000-25.000 m3 đá phiến, có những khối đá nặng tới 25 tấn (ở mặt tường cổng Tây).

Clip: Chuyện nàng Bình Khương đập đầu vào đá tuẫn tiết kêu oan cho chồng ở Thanh Hóa

Tại đây, với khoảng 600 năm tồn tại, Thành nhà Hồ-công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt chứa đựng bao nhiêu điều bí ẩn, trong đó chuyện nàng Bình Khương đập đầu vào đá tuẫn tiết kêu oan cho chồng vẫn vang vọng.

Đền thờ nàng Bình Khương ở Thanh Hóa gắn câu chuyện đập đầu vào đá kêu oan cho chồng - Ảnh 2.

Chị Nguyễn Thị Loan, hướng dân viên tại Thành nhà Hồ sờ tay vào phiến đá nàng Bình Khương. Ảnh: Vũ Thượng

Theo sử sách ghi lại, nàng Bình Khương là vợ của Trần Công Sỹ (Cống Sinh), là một vị quan được Hồ Quý Ly giao cho giám sát và đốc thúc quân lính xây dựng đoạn thành phía Đông.

Lúc này, việc dời đô vô cùng cấp bách bởi quân Minh đã nhiều lần nhăm nhe vượt ải Bắc tiến vào nước ta. Tiến độ xây thành đang gấp rút từng ngày, thế nhưng đoạn thành phía Đông do Trần Công Sỹ phụ trách cứ xây gần xong lại sập, không ai rõ nguyên nhân do đâu.

Đền thờ nàng Bình Khương ở Thanh Hóa gắn câu chuyện đập đầu vào đá kêu oan cho chồng - Ảnh 3.

Ngôi mộ viên quan đốc công Trần Công Sỹ. Ảnh: Vũ Thượng

Nghi ngờ Trần Công Sỹ làm phản, cố ý làm chậm tiến độ xây thành, Hồ Quý Ly tức giận đã cho người chôn ông ngay vào tường thành để làm gương và răn đe quân lính.

Đền thờ nàng Bình Khương ở Thanh Hóa gắn câu chuyện đập đầu vào đá kêu oan cho chồng - Ảnh 4.

Phiến đá bị lõm đang thờ tại đền nàng Bình Khương. Ảnh: Vũ Thượng

Khi nghe tin chồng bị chôn sống, nàng Bình Khương đã chạy đến kêu oan cho chồng, nhưng nỗi oan trời xanh không thấu và để giữ tiết thủy chung nghĩa vợ chồng, nàng đã đập đầu vào tảng đá xanh nơi chồng bị chôn vùi để tuẫn tiết. Cũng tại đây, tảng đá nơi nàng Bình Khương đập đầu ấy lõm sâu xuống in hình đầu người và hai bàn tay.

Đền thờ nàng Bình Khương rất thiêng

Đền thờ nàng Bình Khương ở Thanh Hóa gắn câu chuyện đập đầu vào đá kêu oan cho chồng - Ảnh 5.

Đền thờ nàng Bình Khương (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: Vũ Thượng

Đến đời vua Đồng Khánh (nhà Nguyễn) người ta nghe tin đồn về dấu tay và đầu nàng Bình Khương vẫn còn in rõ trên phiến đá tường thành sau mấy trăm năm, nên khách xa gần hiếu kỳ tìm về đây rất đông. Viên hào lý trong làng Đông Môn lo ngại tiếng đồn ngày càng vang xa sẽ gây phiền phức nên đã thuê thợ về đục cả phiến đá đem chôn xuống lòng đất.

Đền thờ nàng Bình Khương ở Thanh Hóa gắn câu chuyện đập đầu vào đá kêu oan cho chồng - Ảnh 6.

Toàn cảnh phiến đá trong đền thờ nàng Bình Khương. Ảnh: Vũ Thượng

Bấy giờ, Tri phủ Đoàn Thước nghe tin, sai lính tìm bằng được và đào phiến đá đó lên, lắp đúng vào chỗ cũ và khắc dòng chữ "Trần triều Cống Sinh - Bình Khương nương, phu nhân tri thạch" (tạm dịch Tảng đá nàng Bình Khương - Phu nhân của Trần triều Cống Sinh).

Tri phủ lại dựng thêm một phiến đá ở chân thành, nơi xưa kia Cống Sinh bị chôn lấp, trên đó cũng khắc một dòng chữ "Trần triều Cống Sinh - Bình Khương phu quân chi biếm" (có nghĩa nơi chôn lấp chồng nàng Bình Khương, là Cống Sinh triều Trần).

Đền thờ nàng Bình Khương ở Thanh Hóa gắn câu chuyện đập đầu vào đá kêu oan cho chồng - Ảnh 7.

Đền nàng Bình Khương xây dựng theo kến trúc gồm tiền đường, hậu cung. Ảnh: Vũ Thượng

Cảm thương tình cảm của nàng Bình Khương dành cho chồng, người dân địa phương đã lập đền thờ nàng ngay sát chân Thành nhà Hồ, cạnh nơi chồng nàng bị chôn sống (ngày nay xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc). Năm 1903, tổng đốc Vương Duy Trinh đã làm sớ tâu lên nhà vua ban sắc phong cho nàng Bình Khương 4 chữ: "Tiết liệu khả phong".

Đền thờ nàng Bình Khương ở Thanh Hóa gắn câu chuyện đập đầu vào đá kêu oan cho chồng - Ảnh 8.

Đền thờ nàng Bình Khương nằm trong khuôn viên rộng khoảng 600 m2. Ảnh: Vũ Thượng

Đền thờ nàng Bình Khương nằm ở phía Đông Thành nhà Hồ. Sau đền là mộ chồng nàng Trần Công Sỹ. Bên phải đền có một cái ao nhỏ mà điều kì lạ là dù nắng to hay hạn hán thế nào, ao cũng không bao giờ cạn nước. Xung quanh đền thờ quanh năm rợp bóng cây xanh tươi mát.

Đền thờ nàng Bình Khương ở Thanh Hóa gắn câu chuyện đập đầu vào đá kêu oan cho chồng - Ảnh 9.

Đền thờ nàng Bình Khương, ngôi đền cổ rất thiêng ở Thanh Hóa. Ảnh: Vũ Thượng

"Đền thờ nàng Bình Khương được xây dựng năm 1903, trước đó là một miếu trên diện tích khoảng 600m2. Đây là một ngôi đền cổ rất thiêng ở Thanh Hóa và cứ vào ngày mùng một, ngày rằm, những ngày đầu xuân,…có đông du khách và người dân địa phương đến thắp hương cầu tình duyên, bình an…

Ngoài ra, đền thờ nàng Bình Khương (thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) còn gắn liền với lịch sử hình thành kinh đô triều Hồ, cũng chính là Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ đã được UNESCO vinh danh", ông Trịnh Hữu Anh-Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thế giới Thành nhà Hồ chia sẻ với Dân Việt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem