Thường thì xuống chợ, người ta hoặc xách theo đôi gà, can rượu hoặc chú lợn ỉn để bán, rồi tiền ấy lại sắm sanh. Nhưng xuống chợ mà dắt theo chú ngựa thồ mới thực sự là oách. Ở Bắc Hà, chú ngựa thồ là biểu tượng cho mỗi thanh niên bắt đầu lập nghiệp, ở riêng.
Ngựa Bắc Hà không to, cao, thậm chí còn thô kệch nhưng được cái bền bỉ, dai sức, thồ hàng hay kéo xe đều hay. Bãi ngựa gần như nằm tách hẳn khu chợ chính nên dân ở đây gọi hẳn là chợ ngựa.
Chợ chính chưa đông, chợ ngựa đã gần kín bãi. Ngựa vàng, ngựa hồng, ngựa ô, ngựa kim… đủ màu, đủ dáng. Nhìn chú ngựa gục gặc cái đầu rồi giẫm hai chân trước xuống nền đất cho đỡ lạnh, là biết còn non tháng. Ngựa trưởng thành thì phải xem răng mới biết chính xác tuổi. Người bán ngựa thường là lấy tiền sắm đồ đón tết, cũng có khi lại mua con ngựa non hơn về nuôi. Người mua cuối năm thường được giá hời, có con ngựa thồ hàng cho vụ mới. Việc mua bán nếu chóng vánh, người bán thế nào cũng bớt vài ba trăm nghìn cho cô vợ của chủ mới.
Có khi người bán kẻ mua là hàng xóm của nhau, nhưng cái sự mua bán này phải diễn ra tại chợ mới vui. Xong việc lôi nhau ra quán “làm vài chai” rồi ai về nhà nấy.
Chợ ngựa Bắc Hà từ lâu đã là nét văn hoá của vùng núi phía Bắc. Chẳng mấy chốc, bãi ngựa đã đông kín đủ các màu:
Ngựa vàng, ngựa hồng, ngựa ô, ngựa xám, ngựa kim… Một chú ngựa non lần đầu được chủ đưa xuống chợ cứ lồng lên trước đám đông. Xem răng ngựa để biết tuổi. Một du khách nước ngoài thích thú với chú ngựa xám. Chú ngựa vàng này được trả giá 16 triệu đồng.
Hai vợ chồng mới cưới người Mông ở bản Hoàng Thu Phố
xuống chợ cứ ríu rít chăm nhau mãi, chả để ý gì đến việc bán con ngựa của mình.
Lê Hữu Thọ (Lê Hữu Thọ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.