Đi săn cua đồng miền Tây mùa nước lũ

Lê Gia Bảo Chủ nhật, ngày 20/09/2015 06:09 AM (GMT+7)
Cua đồng miền Tây thường có quanh năm, nhưng nhiều nhất là khi đồng ruộng vào mùa nước lũ, rộ lên từ khoảng tháng Bảy đến tháng Mười một. Đây cũng là mùa của bà con vùng lũ ra đồng săn cua.
Bình luận 0

Trước đây loài cua này chỉ có người nghèo đi săn bắt về, chế biến trong các bữa cơm đạm bạc ở vùng đồng quê xa, ít chợ. Nhưng ngày nay con cua đồng miền Tây lại được những người nội trợ nhắc tới nhiều, coi là thứ “đặc sản” vì nó là món quà của “trời ban”, mang “hương đồng gió nội”.

Nói cua đồng là “đặc sản” bởi thời gian gần đây lượng cua đồng được tiêu thụ mạnh ở các quán nhậu và cả nơi nhà hàng, hay các bữa tiệc sang trọng. Cua đồng chế biến được nhiều món ăn ngon như cua rang muối, đâm lấy thịt nấu canh rau mồng tơi, bún cua, cà ri cua… tất cả đều tuyệt vời. Có thể nói loài cua đồng miền Tây mùa nước lũ được xem loài thức ăn sạch. Vì chúng sống hoàn toàn ở thiên nhiên, nơi ruộng đồng mênh mang nước.

Về thăm miền Tây mùa nước lũ này, chúng ta sẽ có dịp chứng kiến cảnh người dân vùng lũ đi săn cua đồng. Bà con xem đây là nghề nông nhàn, không tốn công sức nhiều mà lại có thu nhập ổn định.

Tuy nhiên do nguồn thủy sản thiên nhiên, trong đó có loài cua đồng ngày càng bị đánh bắt quá mức và cả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của con người trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nên cũng gây ảnh hưởng làm giảm lượng thủy hải sản trong môi trường thiên nhiên. Theo đó, loài cua đồng miền Tây ngày nay cũng giảm đáng kể so với nhiều năm trước đây.

img

Hàng năm, vào mùa nước lũ đổ về, tại các tỉnh miền Tây nguồn thủy sản sinh sôi nẩy nở rất nhanh như cá, tôm, cua… Cũng là mùa đánh bắt thủy sản của ngư dân nơi đây, trong đó lượng cua đồng đánh bắt được rất lớn.

img

Hiện nay vùng đánh bắt cua đồng nhiều nhất là Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên, nơi đây có hàng ngàn người đi săn cua đồng bằng nhiều phương tiện khác nhau, mỗi ngày cho thu nhập cả triệu đồng.

img

Ông Lê Văn Thơm, ở xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) hơn 15 năm sống với nghề đặt lợp cua đồng nói: Bình quân một ngày đêm đi đặt 300 cái lợp bắt khoảng hơn 200 kg cua đồng, đem lại thu nhập cả triệu đồng.

img

Tuy nhiên giá cua bằng cùm tay từ 15.000 đến 26.000 đồng/kg. Riêng càng cua loại lớn giá 180.000  đến 200.000 đồng/kg.

img

Chính vì vậy ở các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An… xuất hiện những phiên chợ chuyên thu mua cua đồng, mỗi ngày ước khoảng 30 - 40 tấn.

img

Đa phần những chợ này họp về chiều hoặc chiều tối để bạn hàng gom cua chở lên TP.HCM kịp giao hàng lúc 3-4 giờ sang, phân phát cho các mối mang ra chợ bán.

img

Những năm gần đây lượng cua đồng tiêu thụ ở thị trường luôn thiếu, vì loại này chưa có người nuôi nhiều, đa phần dựa vào nguồn đánh bắt trong thiên nhiên để cung cấp cho thị trường là chủ yếu.

img

Cua trước khi đem đi xuất bán thường qua khâu rửa sạch hết sình, rong rêu sau đó cho vào bao mang đi tiêu thụ.

img

Cua là loại có càng dễ kẹp, nên dùng dụng cụ xúc để tránh bị cua kẹp.

img

Những con cua càng lớn (cua càng kình) được người dân xỏ xâu đem bán.

img

img

Tại các chợ thu mua cua, người dân tách mu cua để lấy gạch, còn thân cua và càng cua được đem đi xay lấy thịt.

img

    Thịt cua sau khi đã xay nhuyễn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem