Nhiều năm đón Tết nguyên đán ở Liên bang Nga, những cái Tết ấy đến với chị như thế nào?
- Mười mấy năm, Tết của chúng tôi mỗi năm một đầy đủ hơn – càng về sau càng chẳng thiếu thứ gì nhưng cảm giác thiếu vắng giữa những đủ đầy vẫn không thể nào mất đi được.
|
Dịch giả Thụy Anh. Ảnh TL |
Còn một hai năm nay chị lại đón Tết Việt ở nước Việt, ký ức về những cái Tết Việt ở xứ bạch dương có dào lên không?
- Có một điều kỳ lạ là, khi trở về Việt Nam, tôi thấy hai cái Tết ở quê nhà của tôi vẫn không được như Tết của tôi trong ký ức. Có cái gì đó đã mất đi rồi. Như là những cành hoa violet đã trở nên khó tìm trong chợ hoa muôn màu muôn sắc của Hà Nội bây giờ.
Hóa ra, 16 năm tôi chỉ thương nhớ Tết xưa. Cảm giác Tết chỉ thực sự trở lại khi buổi chiều tất niên dậy lên mùi nước mùi già, và hơi nước của những cơn mưa phùn giăng giăng khắp chốn. Lúc ấy, tôi cũng chạnh nhớ tôi những ngày cuối năm bên Nga, năm nào cũng chặt cành táo, cành mận về làm cành đào giả, ngâm nước nóng để cây nảy mầm xanh. Tôi nhớ cái cảm giác nhớ nhà nhớ Tết, và lại thấy… thiếu vắng giữa những đủ đầy!
Còn năm nay, chị chia sẻ về cái Tết Tân Mão của mình với bạn đọc nhé?
- Nhà tôi sẽ tự gói và luộc bánh chưng, cho bọn trẻ biết cảm giác ấm cúng sum vầy quanh nồi bánh. Các bạn bè tôi gần như đều đi du lịch vào dịp này. Riêng tôi vẫn trụ lại Hà Nội, mong chợt được gặp Tết xưa, dù chỉ bằng những khoảnh khắc, chẳng hạn, khoảnh khắc người hàng xóm ngó sang chúc Tết, mở đầu với câu nói mà tôi đã từng nhớ nao lòng: “Đầu xuân năm mới…”.
Chúc chị mùa xuân vĩnh cửu!
Quang Hưng (thực hiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.