Thuốc phiện có khả năng sẽ được bán như thuốc chữa bệnh với liều lượng nhất định
Hiện tại vẫn đang có nhiều tranh cãi về giả thiết cho bối cảnh đó, với các lý luận khác nhau. Một trong số đó được nêu ra bởi Mark Kleiman, giáo sư đại học New York nghiên cứu về luật liên quan tới vấn đề chất gây nghiện.
Ông giải thích rằng sự sợ hãi các chất gây nghiện và nhu cầu kiểm soát bắt đầu vào năm 1800, khi chế độ nô lệ vẫn tồn tại, đồng thời thời đại công nghiệp bắt đầu phát triển, đặc biệt trong ngành hóa chất, với phát minh kim tiêm, làm người ta sợ hãi với hình ảnh bệ rạc của những con nghiện vô tội vạ.
Hiện nay, mội vài chất gây nghiện được hợp pháp hóa như cồn, thuốc lá, caffeine và những loại thuốc chữa bệnh. Và ai cũng biết, thuốc phiện, thuốc lắc, ma túy tổng hợp các loại đều bị cấm.
Nhiều ý kiến phân tích cho rằng hợp pháp hóa chất gây nghiện sẽ dễ kiểm soát hơn
Tuy nhiên, tại sao danh sách cấm ở các nước không giống nhau? Câu trả lời không nằm hoàn toàn ở các nghiên cứu về sức khỏe, mà có phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội. Ví dụ như ở Mỹ là việc phân biệt chủng tộc. Tác giả Maia Szalavitz, đã trình bày về tuyên truyền của các hội nhóm phân biệt chủng tộc, cho rằng chất kích thích sẽ khiến người da màu trở nên bạo lực trong cuốn sách của bà.
Tiêu biểu là bài xã luận trên tờ New York Times năm 1914 với tiêu đề: "Mối họa mới của miền Nam: Tỷ lệ tâm thần và án mạng tăng trong nhóm da đen do tìm tới thuốc phiện sau khi rượu Whiskey bị cấm". Theo đó, sử dụng chất kích thích sẽ khiến phụ nữ da trắng có quan hệ với người da đen, châu Á và người Mỹ Latin, thậm chí còn cho rằng cocaine làm người da đen "miễn dịch" với đạn và giết người da trắng chỉ sau mâu thuẫn nhỏ.
Ngày nay, tư duy phân biệt chủng tộc vẫn có ảnh hưởng tới các chính sách về ma túy và tạo ra hình ảnh của người sử dụng chất kích thích mà người ta hay hình dung. Với lý luận này, nhiều người hy vọng tới viễn cảnh rằng người dân sẽ tiết chế hơn trong việc tiêu thụ, giá các chất này giảm, chợ đen biến mất nhờ đó các băng nhóm sẽ tiêu biến do không còn kiếm tiền được bằng việc kinh doanh thuốc phiện chiếm doanh thu lớn từ đó ổn định xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề khác, ví dụ như nếu hợp pháp hóa toàn bộ thuốc phiện, thì liều lượng hạn chế là bao nhiêu. Đối với các loại đối tượng nào. Người bán nên được kiểm soát ra sao? Loại nào nên được hợp pháp hóa và kiểm soát chúng như thế nào? Các hình phạt có thể răn đe những kẻ lách luật không? Và làm thế nào để chống nghiện.
Tất cả vẫn rất mù mờ, vì không ai có thể chắc chắn được mức độ sử dụng của từng cá nhân, trong khi hậu quả của việc quá liều và lạm dụng chắc chắn nhãn tiền: đó là sức khỏe suy giảm hàng loạt kéo theo nhiều vấn đề khác. Đó là lý do chưa quốc gia nào thực hiện hợp pháp hóa thuốc phiện hàng loạt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.