Độc đáo lễ hội "quan thề không tham nhũng"

Thứ năm, ngày 13/02/2014 14:58 PM (GMT+7)
Sáng nay tại chùa, đình làng Thiên Phúc, làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng đã diễn ra Lễ hội Hịch Văn Hội minh thề - "quan thề không tham nhũng".
Bình luận 0
Tại Lễ Hịch văn Hội minh thề, nghi thức để thực hiện lời thề gồm: 1 ban thờ; những người có chức sức trong làng tương ứng với các chức Lý trưởng, Phó lý… thời xưa tham gia thề; một con dao nhọn sắc; một con gà trống và một bình rượu đặt ngay dưới ban thờ.

Lễ hội minh thề xuất phát từ năm 1561 khi Thái hoàng, Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ Thái thượng hoàng Mặc Đăng Dung) đã đến lập ấp Lan Niểu (nay là thôn Hòa Liễu), vận động dân làng mở rộng diện tích chùa, làm mới tượng phật. Bà đã xuất tiền mua được 25 mẫu, 8 sào, 2 thước. Sau đó, những người dân trong làng thấy việc cung tiến ở chùa mang lại phúc đức nên cung tiến cả ruộng vườn vào chùa. Diện tích chùa và đất canh tác lên tới 47 mẫu, 8 sào, 2 thước.
img

Trong thời gian xây dựng, ngoài diện tích chùa, một phần diện tích ruộng vườn được Hoàng hậu Ngọc và những người có chức sắc trong làng chia cho những người trông chùa canh tá, diện tích còn lại được cho cấy khoán. Sản phầm thu được chia cho người nghèo trong vùng.

Lương thực dưa thừa, được tích trữ hàng năm khoảng 3 tấn thóc, do người có chức sắc trong làng giữ. Để không bị thụt tài sản công, Thái Hoàng, Thái Hậu cùng với dân làng đã lập ra Hịch văn Hội minh thề. Đối tượng cụ thể là những người đứng đầu trong làng (Lý trưởng, Phó lý, Chánh hội, Phó hội, Trương tuần.) và dân làng là tất cả những người tuổi từ 18 trở lên đều tham gia. Kể từ đó, phong tục vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Những người tham gia Hịch Văn Hội minh thề phải thề trước các vị thần linh nếu lấy của công phục vụ việc công thì được thần linh ghi nhận, nhược bằng tham công lấy của công làm của tư thì nguyện cầu bị trư thần linh đả tử. Đối với các cụ già đến trẻ phải dụng bảo con cháu không được tham nhũng, nếu không nguyện cầu bị trư thần linh đả tử. Những ai trong làng bao che tội phạm, chứa chấp của gian tà cũng sẽ bị thân linh đả tử.

Cảm nhận được giá trị sâu sắc của Hịch văn Hội minh thề, đời vua Tự Đức triều nhà Nguyễn năm thứ 6 (1853) và vua Duy Tân năm thứ nhất (1901) đều ra sắc chỉ phong cho Thái Hoàng, Thái Hậu là Hoàng triều Thái Hậu thờ ở đền làng.

Trong thời kỳ kháng chiến, chùa Hòa Liễu là nơi hoạt động bí mật, huấn luyện bộ đội…

Trải qua thăng trầm của lịch sử, năm 2003, lễ hội Hịch văn Hội minh thề được chính quyền địa phương và người dân trong làng khôi phục và giữ nguyên được giá trị văn hóa thời xưa.

“Ảnh hưởng của nét văn hóa, tâm linh, cán bộ thôn, xóm làng chúng tôi từ trước đến nay đều liêm khiết. Trên địa bàn không có trọng án. Các thế hệ đều chăm lo nuôi dạy con cháu yêu nước, sống đạo đức theo Hịch văn Hội minh thề” – Cụ Phạm Đăng Khoa (80 tuổi) – người có công phục dựng lễ hội nói.

Lễ hội Hịch văn Hội minh thề đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức, lối sống lành mạnh, tình nghĩa xóm làng cho các thế hệ. Từ giá trị văn hóa, tinh thần, sự đóng góp trên, năm 1993, chùa Hòa Liễu được Đảng – Nhà nước trao tặng Huân Chương Kháng chiến hạng 3 và được công nhân là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Trên đây là một số hình ảnh diễn biến của Lễ hội Hịch minh thề.

img Nghi lễ bắt đầu của Hịch văn Hội minh thề.
img Đọc Hịch văn Hội minh thề và thề.
img Con dao cắt tiết gà được cắm trung tâm vòng tròn khi người chủ lễ làm nghi lễ.
img Con gà trống được đưa ra tế thần linh trước khi thực hiện các nghi thức tiếp theo.
img
img Cắt tiết gà vào bình rượu.
img Những người tham gia Hịch văn Hội minh thề uống rượu thề.
img Đông đảo người dân và khách thập phương tham gia lễ hội.
Mạnh Thắng (Mạnh Thắng)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem