Đón sóng TPP

Thứ ba, ngày 28/01/2014 07:34 AM (GMT+7)
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Singapore hồi cuối năm 2013 chưa có thể kế thúc đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định trong đầu năm 2014 như dự kiến.
Bình luận 0

“Việc đàm phán chưa thể kết thúc như kỳ vọng nói lên rằng đây là Hiệp định đòi hỏi rất cao về chất lượng và rất nhiều vần đề liên quan đến chính sách sau đường biên giới, tức chính sách trong nước”- Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành chia sẻ. Ông cũng nói rằng, đoan tham gia Hiệp định bao gồm 12 nước thành viên với trình độ phát triển khác nhau, nên vấp phải những vấn đề phức tạp liên quan đến năng lực, pháp lý và cả liên quan đến tư duy.

Trước thềm năm mới, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia nhận định vấn đề này như thế nào?

Cải cách sau đường biên

TS.Võ Trí Thành- Phó viện trưởng Viên nghiên cứu kinh tế và Quản lý Trung ương.

Lợi khi Việt Nam ký kết Hiệp định TPP thể hiện ở 3 góc độ, đầu tiên là ở các ngành sản xuất mà Việt Nam có lợi thế so sánh như dệt may, da giày, một số lĩnh vực nông nghiệp, có thể có lợi thế và phát huy được lợi thế ấy cũng như tiếp cận thị trường tốt hơn, cạnh tranh sẽ tăng lên. Lợi thứ hai là cải cách bên trong tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch hơn, qua đó nguồn lực đầu tư hiệu quả hơn. Lợi thứ ba là tính hấp dẫn của Việt Nam tốt hơn và như vậy sẽ là điểm thu hút đầu tư nước ngoài có chất lượng tốt hơn.

img
Các doanh nghiệp dệt may đang tập trung đầu tư phát triển nguyên phụ liệu để đón đầu TPP

Lý do được cho là các vấn đề gai góc như sở hữu trí tuệ, thuế nông nghiệp và doanh nghiệp nhà nước… vẫn chưa được các bên đồng thuận.

Nhưng điểm mấu chốt ở đây là cái lợi không tự đến, nó đòi hỏi phải phấn đấu, nỗ lực, thậm chí đòi hỏi phải vật lộn. Việc Hiệp định chưa kết thúc được là liên quan đến “Cải cách sau đường biên”, tức cải cách trong nước của mình và cụ thể là cải cách thể chế, cải cách pháp lý…Mấu chốt thứ hai và là thách thức rất lớn, là doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều trong học cách kết nối, trong vượt qua rào cản với những đồi hỏi chất lượng cao, như tiêu chuẩn chất lượng hay vấn đề liên quan sở hữu trí tuệ…

Hội nhập chỉ là một phần của cả quá trình cải cách. Bản thân nó không đủ đảm bảo phát triển. Cái rủi ro lớn nhất của không hội nhập là không có cơ hội phất triển. Vậy chọn cái gì? Chấp nhận rủi ro để tiến lên với thế giới, với thời đại để phát triển hay sợ rủi ro thì không có cơ phải triển? Hội nhập chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ cho phát triển. Muốn đủ thì phải gắn với cải cách trong nước.

Để không trở thành chân điếu đóm trong sân chơi chung

Ông Văn Đức Mười- Tổng giám đốc công ty Vissan, Chủ tịch Hội Lương thực và Thực phẩm TP Hồ Chí Minh.

Ngành nông nghiệp gồm 3 “nhánh” cơ bản, trong đó có lĩnh vực thủy hải sản, lúa gạo thì mình có lợi thế , nhưng đối với ngành thịt nói chung thì mình hoàn toàn không có lợi thế. Đây cũng là ngành dễ tổn thương nhất, vì mình bị rào cản của các nước phát triển. Đối với các rào cản kỹ thuật, mình phải chứng minh đủ điều kiện để đi vào các nước nội khối. Với ngành thịt mình chứng minh không được, vì còn nhiều cái trong chăn nuôi, trong dịch tễ. Vậy nên tất cả các nước trong nội khối, hàng của họ, ví dụ như thịt, hoàn toàn có thể vào được nước mình, trong khi thịt của mình không vào đất nước của họ được.

Như vậy thì, chỉ có cách duy nhất là mình phải thay đổi mình. Nhà nước phải tái cấu trúc ngành chăn nuôi trên cơ sở có quy hoạch, chiến lược, hoạch định vùng dịch tễ tốt và chăn nuôi phải có con giống, nguồn nguyên liệu thức ăn gia súc tốt…

Điều quan trọng là Hiệp định TPP không bắt buộc ai cả. Nhưng chúng ta không đứng ngoài được, vì muốn phát triển, chúng ta phải vào và vào để cải thiện lại ngành nông nghiệp, để tăng sức cạnh tranh. Trước hết doanh nghiệp phải ý thức được vị trí của mình trong lĩnh vực sản phẩm, yếu, mạnh thế nào để tìm cơ hội phát triển đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành. Tự thân doanh nghiệp chỉ giải quyết được vấn đề nhỏ, còn cái lớn của nền kinh tế quốc gia thì Chính phủ phải giải quyết. Bản thân doanh nghiệp nằm trong sự vùng vẫy của một chiến lược chung.

Sân chơi chung có nghĩa là anh phải chấp nhận những quy định chung, những sự công bằng nhất định. Điều để tồn tại trong sân chơi chung là anh phải vượt trội, phải mạnh và phải có năng lực. Còn vào sân chơi chung mà anh trở thành người em út thì chẳng qua anh là thằng đi điếu đóm thôi.

Liên kế để đón sóng TPP

Ông Phạm Xuân Hồng- Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitax)

Dệt may, dù được xem là lĩnh vực có nhiều lợi thế khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP với kỳ vọng xuất khẩu những mặt hàng này sẽ mở ra một hướng mới với nhiều thuận lợi, nhất là ở thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều băn khoăn của doanh nghiệp dệt may là liệu có phát huy được lợi thế và khai thác được thị trường hay không khi bị phụ thuộc vào yêu cầu xuất xứ nguyên phụ liệu, từ khâu sợi, dệt đến nhuộm.

Theo “luật chơi”, hàng dệt may của bất cứ nước nào muốn vào thị trường các nước tham gia Hiệp định thì buộc phải chứng minh được nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước trong nội khối. Đây là một thách thức, bởi nguyên phụ liệu trong nước đảm bảo cả 3 yếu tố (sợi, dệt, nhuộm) kể trên hiện mới chỉ chiếm khoảng 5% nhu cầu. Phần lớn còn lại phải nhập từ các nước ngoại khối.

Nhằm ứng phó với những trở ngại từ TPP, hiện các doanh nghiệp ngành dệt may, đặc biệt doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Na, và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư phát triển từ khâu sợi, dệt cho đến nhuộm. Hy vọng 3 năm tới, với tốc độ như hiện nay, nguyên phụ liệu khép kín sản xuất trong nước chiếm ít nhất 30% nhu cầu. Chỉ khi chủ động được nguồn nguyên liệu, dệt may Việt Nam mới tận dụng được lợi thế từ TPP đem lại.

Ngoài ra, cũng nhằm đón sóng TPP, từ đầu năm 2013, Hội dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh đã tổ chức các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp trong ngành và nhà cung cấp nguyên phụ liệu trong nước cùng ngồi lại và hợp tác để vượt qua trở ngại này. Các doanh nghiệp dệt may cũng tập trung củng cố hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu như lâu nay các doanh nghiệp chỉ chú trọng việc xây dựng chất lượng nguồn nhân lực và khâu quản lý.

Đại Dương
Tiền Phong (Theo Tiền Phong)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem